Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương sáng 29/12, ông Phạm Hồng Hà cho biết, thời gian trước, cứ 2-3 năm thị trường lại chuyển trạng thá🦩i cực đoan một lần. Tuy nhiên, 6 năm nay, không có hiện tượng thị trường quá𝓰 trầm lắng, suy thoái hay tăng trưởng nóng hoặc bong bóng nữa.
Quan điểm trên được người đứng đầu ngành xây dựng đưa ra trong bối cảnh năm 2020, bất chấp Covid-19, giá nhà đất tăng liên tục và không theo quy luật nào. Đơn cử, nhiều dự án phía Tây Hà Nội đã tăng từ 30 triệu đồng một m2 hồi đầu năm lên 50-55 triệu đồng mỗi m2 cuối quý III, theo d🧸ữ liệu của Hội môi giới bất động sản Việt Nam. Giá đất nền ở một số tỉnh phía Bắc khác như Bắc Ninh, B💜ắc Giang cũng tăng mạnh so với nửa đầu năm.
Tại TP HCM, khu vực Thủ Đức đã xuất hiện căn hộ ở vùng giá 60-90 triệu đồng một m2, mức chưa từng có ở địa bàn này. Ở huyện Bình Chánh, quận 12, có những dự án đạt gần ngưỡng 40 triệu 🦄đồng, cột giá cao nhất vùng ven. Những dự án giá rẻ ở vùng giá dưới 25 triệu đồng một m2 🍬đã tăng lên 30-35 triệu đồng. Giá nhà liền thổ tại TP HCM cũng leo thang, theo ghi nhận của JLL. Trong quý III, giá sơ cấp đã lần đầu đạt ngưỡng 5.337 USD mỗi m2, tăng 3,1% so với quy trước.
Bộ Xây dựng hồi quý III cũng nhận định, thị trường nhà ở, bất động sản chưa𒐪 có xu hướng giảm giá. Theo đó, trong quý III, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội và TP HCM tiếp tục tăng lần lượt 0,24% và 0,35% so với quý trước. Với nhà ở riêng lẻ, mức tăng lần lượt là 0,03 và 0,26%.
Dù vậy, nhìn chung thị trường bất động sản 🐲vẫn là kênh thu hút được sự quan tâm lớn từ nhà đầu tư tron🐠g và ngoài nước. Trong 5 năm, lượng FDI đổ vào thị trường này là hơn 17 tỷ USD.
Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cũng điểm lại một số mục🌞 tiêu đã đạt được trong giai đoạn 5 năm của ngành. Về tốc độ tăng trưởng, năm 2020, ngành xây dựng đã tăng trưởng 6,76%, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 8,5%-8,7%, vượt chỉ tiêu đề ra🌜.
Tỷ lệ đô thị hoá đến cuối năm 2020 xấp x💙ỉ 40%. Như vậy, trong 5 năm, Việt Nam có 75 đô thị mới, nâng tổng số đô thị cả nước lên 862 với tỷ lệ phân bố khá đồng đều.
Mảng sản xuất vật liệu xây dựng của Việt Nam cũng đã phát triển mạnh trong thời gian qua, cơ bản đáp ứng được nhu cầu trong nước vàཧ có sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Nhiều công trình đã có tỷ lệ nội địa hoá đạt 90-100%, theo Bộ trưởng.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng chỉ rõ một số điểm hạn chế của ngành xây dựng như chất l🐷ượng phát triển đô thị, quy hoạch, trật tự đô thị và bản sắc dân tộc chưa rõ trong kiến trúc đô thị và nông thôn.
Trong năm 2021, Bộ trưởng cho biết sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến quy hoạch💧 đô thị, bổ sung cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực phát triển đô thị; tập trung cho hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng lớn của đô thị, trong đó, kết nối với hạ tầng của các vùng.
Bộ trưởng cũng cho biết sẽ giải đ🦩áp sau cho từng địa phương về các đề xuất phê duyệt quy hoạch đô thị và các vướng mắc pháp lý để triển khai bất động sản.
Ông cũng đề nghị các địa phương đảm bảo tí✤nh thống nhất, đồng bộ, đẩy nhanh tốc độ phủ kín của quy hoạch chi tiết 1/500 để lập dự án đầu tư; lồng ghép, bố trí vốn ch💯o đầu tư phát triển đô thị trong kế hoạch đầu tư trung hạn hàng năm;
Bên cạnh đó, các địa phương cần kiểm soát chặt chẽ các dự án bất động sản để phù hợp với cung cầu, tránh dư thừa, gây lãng phí nguồn lực đầu♐ tư về đất đai; dành đủ quỹ đất cho nhà ở xã hội.
Phương Ánh