Phát biểu tại hội nghị ngày 21/8 về đề án bệnh viện vệ tinh, phân tuyến và chuyển tuyến, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, điều quan trọng là các bệnh viện tuyến tỉnh phải thực hiện được các kỹ thuật cao như tuyến trung ương. Để làm được điều này, Bộ đã phê duyệt đề án bệnh viện vệ tinh gồm 48 bệnh viện vệ tinh, 14 bệnh viện hạt nhân, với 5 chuyên khoa ung bướu, chấn thương chỉnh hình, s🍷ản, nhi, ngoại đặt ở 36 tỉnh. Tổng kinh phí ước t🌃ính là hơn 1.700 tỷ đồng.
Thể hiện rõ quyết tâm thay đổi bộ mặt y tế cơ sở, Bộ trưởng Tiến nhấn mạnh: "Sản phẩm🧜 lần này phải ra tấm ra món, tức là sau 3 năm thực hiện thì bệnh viện tuyến tỉnh được chuyển kỹ thuật gì thì phải tự làm được. Mục đích là bệnh viện tỉnh dứt khoát không chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, tuyến trên cũng dứt khoát không nhận bệnh nhân nếu đó là kỹ thuật đã được chuyển giao".
Thừa nhận khó khăn lớn nhất hiện nay là nhân lực nhưng Bộ trưởng Tiến hy vọng sau 3 năm đội ngũ cán bộ y tế của bệnh viện vệ tinh sẽ trưởng thành về kỹ thuật. Đây sẽ là t♏iền đề thực hiện việc phân tuyến và chuyển tuyến giữa các bệnh viện. Cụ thể, bệnh viện sẽ được xếp hạng không theo tuyến ♏huyện, tỉnh, trung ương mà theo trình độ kỹ thuật, năng lực.
Về vấn đề chuyển tuyến, ông Cao Hưng Thái, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, theo dự thảo đang lấy ý kiến, người bệnh được chuyển từ tuyến dưới lên trên khi bệnh vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị của cơ sở y tế tuyến dưới. Bệnh không phù hợp với danh mục kỹ thuật quy định hoặc có nhưng do điều kiện khách quan ღcơ sở không đủ điều kiện chẩn đoán và điều trị.
Trong khi đó, điều kiện để chuyển người bệnh từ tuyến ღtrên về tuyến dưới là khi họ đã được chẩn đoán xác định, được điều trị qua giai đoạn cấp cứu, tình trạng bệnh thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể chuyển giữa các cơ sở y tế cùng tuyến khi bệnh vượt quá khả năng chẩn đoán, điều trị của cơ sở y tế hoặc theo nguyಞện vọng của người bệnh.
Nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra, trong đó đại biểu đặt vấn đề tại sao việc chuyển tuyến theo nguyện vọng của người bệnh chỉ được thực hiện theo chiều từ tuyến trên chuyển về dưới, trong khi không cho phép chuyển từ tuyến dưới lên 🐼trên.
Ông Nguyễn Hoàng Sa, Trưởng phòng Nghiệp vụ, Sở Y tế Cà Mau cho r♓ằng, theo Luật Khám chữa bệnh, người dân có quyền lựa chọn nơi khám bệnh, nếu như chỉ vì bệnh nhẹ mà bệnh viện từ chối tiếp nhận bệnh nhân sẽ trái quy định và gây phản ứng từ phía người bệnh. Bệnh nhân muốn lên tuyến trên vì tâm lý thích điều trị ở các cơ sở khám chữa bệnh có chất lượng cao nhưng phần cũng vì ở tuyến cơ sở chưa tạo được niềm tin cho người bệnh. Do vậy, theo ông cần đầu tư hơn nữa cho y tế cơ sở.
Trong khi đó, đại diện một bệnh viện tuyến trung ươ🐈ng lại cho rằng nhiều khi không thể chuyển bệnh nhân về tuyến dưới dù đó là kỹ thuật mà bệnh viện tuyến được phép điều trị. Lý do là vì có thể ca mổ của họ diễn ra suôn sẻ, nhưng về tuyến dưới nếu chăm sóc không đúng kỹ thuật, xảy ra nhiễm trùng, tai biế﷽n thì lúc đó bệnh viện tuyến trên lại phải chịu trách nhiệm.
Vấn đề thiếu trang thiết bị y tế cũng𒊎 được nhiều đại biểu đưa ra. Chẳng hạn, theo phân tuyến kỹ thuật do Bộ quy định, trạm y tế xã phải làm được kỹ th🐠uật siêu âm, đỡ đẻ thường nhưng xã không có máy siêu âm, không có giá đỡ đẻ nên họ buộc phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
Việc chuyển tuyến hiện gây rất nhiều khó khăn không chỉ cho phía bệnh nhân mà cả bệnh viện. Bệnh viện tỉnh chuyển nhiều bệnh nhân đi thì thâm hụt quỹ bảo hiểm y tế, trong khi bệnh viện tuyến trên quá tải. Còn không chuyển đi nếu có sai sót thì người bệnh thiệt. Năm 2012, riêng Bệnh viện Đa khoa Cà Mau tiền bảo hiểm y tế chi cho bệnh nhân vượt tuyến là 5 tỷ đồng, nhưng cơ quan bảo hiểm mới chỉ chấp nhận thanh toán 1,5 tỷ đồng. Quỹ tiền có h🔥ạn, bệnh nhân vượ☂t tuyến nhiều trong đó chi phí ở tuyến trên thường rất cao.
Nam Phương