Báo cáo gửi Quốc hội ngày 11/5, Bộ Y tế cho biết g🧸iữa tháng 12/2021, Ban cán sự Đảng Bộ đã trình và được Bộ Chính trị nhất trí về chương trình phòng chống Covid-19 (2022-2023), đồng thời yêu cầu ban hành dưới dạng văn bản ღquy phạm pháp luật.
Tuy nhiên, nội dung của chương trình không phù hợp theo hình thức🦋 này nên Ban cán sự Đảng Bộ Y tế tiếp tục xin ý kiến Thường trực Ban Bí thư và được đồng ý trình Chính phủ ban hành bằng hình thức phù hợp. Trên cơ sở này, Bộ Y tế đã hoàn thiện dự thảo, trình Chính phủ ban hành theo hình thức nghị quyết.
Chương trìn🎃h được thực hiện trong hai năm. Nếu dịch bệnh kết thúc sớm hoặc kéo dài sang năm 2024, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ sửa💦 đổi, bổ sung.
Từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch với quy mô, mức độ lây lan ngày càng phức tạp. Sau mỗi đợt, Bộ Y tế đã rút kinh nghiệm, nghiên cứu giải pháp chống dịch trên thế giới, dự báo tình hình trong nước để tham mưu Chính phủ. "Nhờ tổng kết kịp thời nên các biện pháp chống dịch luôn phát hu𝓡y🦩 hiệu quả, góp phần quan trọng kiểm soát Covid-19, giảm tỷ lệ ca bệnh nặng và tử vong", báo cáo nêu.
Dựa trên thực tế, Bộ Y tế đã hướng dẫn địa phương triển khai các biện pháp thích ứng an toàn Covid-19. Các giải pháp về chuyên môn góp phần vào việc kiểm soát dịch bệnh, khôജi phục thị trường lao động, xuất khẩu, thu hút đầu tư. Đồng thời, Bộ đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phòng bệnh, trên cơ sở Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm. Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp cũng sẽ được nghiên cứu nâng thành luật, trong đó có nội dung về dịch bệnh.
Về giá, đấu thầu, mua sắm lĩnh vực y tế, Bộ Y tế cho biết đã nghiêm cấm tùy tiện tăng giá, đầu cơ; thực hiện đúng quy định về quản lý giá thuốc; thanh tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh thuốc điều trị Covid-19. Giá trang thiết bị y tế được công khai trên cổng thông tin điện tử. Bộ cũng đã có văn bản gửi địa phương yêu cầ🌜u chống tham nhũng, lợi ích nhóm khi chống dịch; tăng cường kiểm tra nhập khẩu, kinh doanh, mua sắm test kit xét nghiệm.
Giữa tháng 11/2021, Quốc hội giao Chínhᩚᩚᩚᩚᩚᩚ🔜ᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ phủ khẩn trương hoàn thiện, ban hành và tổ chức triển khai hiệu quả, thông suốt, thống nhất chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch. Đến giữa tháng 3/2022, Chính phủ ban hành Chương trình phòng chống dịch Covid-19 2022-2023 (Nghị quyết 38), mục tiêu sẽ nghiên cứu, căn cứ tình hình thực tế để chuyển biện pháp chống Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B.
Thời gian qua, 🐬Việt Nam đã nới lỏng nhiều biện pháp chống dịch như bỏ cách ly người tiếp xúc gần; dừng khai báo y tế và yêu cầu xét nghiệm với người nhập cảnh; dừng khai báo y tế nội địa. Tuy nhiên, vẫn còn những biện pháp không phù hợp, như cách ly người nhiễm Covid-19; nguyên tắc 5K; đánh giá cấp độ dịch và hạn chế dịch vụ đi kèm; thông báo số ca nhiễm hàng ngày...