Người xem có thể tham khảo về dấu hiệu, triệu chứng sớm của đột quỵ, cách xử trí ban đầu,ꦬ phòng ngừa đột quỵ thông qua xây dựng lối sống lành mạ♛nh và tuân thủ điều trị.
Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cụ꧙c Quản lý khám, chữa bệnh, cho biết đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, xảy ra đột ngột, tỷ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trên thế giới, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ hai và là nguyên nhân gây tàn phế thứ ba. Đột quỵ cũng là nguyên n𒀰hân hàng đầu của chứng sa sút trí tuệ và trầm cảm.
"Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong, chỉ 10% sống sót là hồi phục hoàn toàn. Đáng lo ngại, người độtꦆ quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ h♔óa, tăng mạnh từ 40 đến 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20", ông Khuê nói.
Ông Khuê khuyến cáo chiến lược phòng ngừa đột quỵ hiệu quả là phòng các yếu 🌠tố chính có thể thay đổi được như hút thuốc, ít hoạt động thể lực, chế độ ăn uống không lành mạnh và béo bụng; rối loạn chuyển🎐 hóa như tăng mỡ máu; phòng chống các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường...
Sáng kiến triển khai trang thông tin điện tử về bệnh đột quỵ là hoạt động nằm trong Chương trình Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong chủ động phòng, chống đột quỵ, giai đoạn 2021-2023, gắn liền với các mục tiêu trong Chiến lược quốc gia phòng chống các bệnh không lây nhiễm của Bộ Y tế.