Các chuܫyên gia đang khẩn trương thẩm định hồ sơ, làm việc cả vào ngày nghỉ cuối tuần, theo đại diện Cục Quản lý Dược. Một số nội dung trong hồ sơ còn cần bổ sung, vì vậy Bộ Y tế đang tiếp tục làm việc với phía Trung Quốc.
Vaccine Covid-19 của Sinopharm được Trung Quốc cấp phép vào ngày 24/12 năm ngoái, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt khẩn cấp trong tháng 5. Hôm 27/5, hãng này công bố kết quả nghiên cứu thử nghiệm giai đoạn ba trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ, cho biết vacꦉcine có hiệu quả 78,1% trong ngăn ngừa các ca Cov✨id-19 có triệu chứng và 73,5% các ca không triệu chứng.
Tính đến đầu tháng 5, khoảng 42 💦quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang sử dụng vaccine Covid-19 của Sinopharm. Tổng số liều đã cung cấp là 200 triệu, sau vaccine của các hãng AstraZeneca, Pfizer-BioNTech và Moderna.
Việt Nam đã cấp phép khẩn cấp hai vaccine Covid-19 AstraZeneca (Anh) và Sputnik V (Nga). Trong đó, vaccine AstraZeneca đang được triển khai tiêm trong nước cho nhóm ưuಌ tiên ở tuyến đầu chống dịch. Tổng số liều đã tiêm là hơn 1,1 triệu, tỷ lệ 🌼người đã tiêm ít nhất một liều, chiếm khoảng 1% dân số
Bộ Y tế đang huy động mọi nguồn lực, liên tục làm việc với đại sứ quán các nước Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản... các tổ chức quốc tế và Liên minh châu Âu để sớm tiếp cận các nguồn, mua thêm vaccine. Mục tiêu là tiêm tổng cộng 150 triệu liều, đạt miễn dịch trong năm 2021. Hiện nay mới có hơn 100 triệu liều vaccine Covid-19 được cam kết cun📖g cấp, đủ tiêm chủng cho 70% dân số từ 18 tuổi trở lên, còn thiếu khoảng 40 triệu liều so với mục tiêu đề ra.
Chi Lê