Chiều 18/5, Quân ủy Trung ương, Bộℱ Quốc phòng, Hội Truyền thống Trườ𒅌ng Sơn - đường Hồ Chí Minh Việt Nam và thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2019).
Kể lại những 🃏năm tháng "đánh địch mà đi, mở đường mà tiến" ở tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, thiếu tướng Võ Sở, nguyên Chính uỷ Binh đoàn 12, cho biết, ông vào Trường Sơn năm 1964, lúc Đ🐭oàn 559 bắt đầu chuyển từ phương thức gùi thồ sang vận chuyển bằng cơ giới. Đây cũng là lúc cuộc chiến đấu trên dãy Trường Sơn bước vào giai đoạn quyết liệt nhất.
Ông cùng ăn, cùng ở, cùng chiến đấu với những người lính công binh, lái xe, cao xạ ở Binh trạm lửa 31 và 42 trong giai đoạn 1968-1969. Bộ đội Trường Sơn ngày ấy chiến đấu với "Binh chủng hợp thành" gồm đủ các lực lượng: Vận tải, công binh, cao xạ, bộ binh, xăng dầu, tꦫhông tin, giao liên...
"Để cho tuyến chi viện chiến lược không một ngày ngừng nghỉ, chúng tôi đã cùng nhau bám trụ, chiến đấu kiên cường, chống lại sự đánh phá, ngăn chặn khốc liệt của Mỹ với đủ loại vũ khí, trang thiết bị quân sự hiện đại nhất thế giới lúc bấy giờ", người lính Trường Sơn năm🍸 nay 91 tuổi kể.
Nguyên chính uỷ Binh đoàn 12 chia sẻ, ở Trường Sơn, không ngày nào không có tiếng🅷 bom đạn. Từng cung đường, trọng điểm, từng vạt rừng, bờ suối bị cày xới bởi hàng triệu tấn bom đạn, hàng chục triệu lít chất độc hóa học. Ở đó, đất đá trộn lẫn sắt thép, thấm đẫm mồ hôi và máu của những người lính Trường Sơn.
"Mỹ đã lấy sức mạnh quân sự khủng khiếpꦇ hòng hủy diệt sức sống Trường Sơn, bóp nghẹt tuyến chi viện của ta, nhưng đâu ngờ rằng, bom đạn, chết chóc chỉ làm cho những chiến ඣsĩ Trường Sơn ý chí thêm vững vàng, tinh thần thêm sắt đá", Tướng Võ Sở nói.
Trong tâm trí của người lính ấy, những ký ức về sự hy sinh của đồng đội vẫn còn in đậm. Đó là thời điểm cuối năm 1968, ở Binh trạm 32, Mỹ ném bom trúng trận địa phòng không khiến gần 50 chiến sĩ cao xạ hi sinh. Ở Binh trạm 31, một loạt bom đã chôn vùi 12 chiến sĩ công binh trong hang núi Seng Phan. Để kéo được 30 phi xăng ngược suối Trạ𓆏 Ang, 29 chiến sĩ Binh trạm 14 đã mãi mãi nằm lại. Năm 1972, Tiểu đoàn Ca nô 166 tham gia Chiến dịch giải phóng Quảng Trị, 50 chiến sĩ hy sinh; nhiều người đến nay vẫn chưa được tìm thấy hài cốt. Hay đầu tháng 3/1973, chỉ một ngày sau khi ký Hiệ☂p định Paris, bom B52 của Mỹ đã đánh vào sở chỉ huy Trung đoàn 592 trên đất Lào. 20 chàng trai, cô gái mãi mãi gửi lại tuổi thanh xuân trên dải Trường Sơn.
Tướng Võ Sở cho hay, ông và đồng đội đã phải chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn trăm bề và khí hậu khắc nghiệt của núi rừng Trường Sơn. Có khi, chiến sĩ phải mặc quần áo ướt hàng tuần, phải ăn măng le, củ chuối thay cơm, nhưng hàng đảm bảo cho chiến trường thì khô𓆉ng tơ hào một cân, một lạng.
"Cuối năm 1964, do tuyến vận tải gặp khó kꦬhăn, mấy nghìn cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 70 bị thiếu đói đã được nhân dân ở các huyện Cà Lươn, Sê Ca Mán, tỉnh Tà Ven Oọc, thuộc nước bạn Lào thu gom thóc gạo giúp đỡ. Ơn nghĩa ấy chúng tôi không bao giờ quên", ông nói và cho biết thêm, mùa mưa năm 1966 ở Binh trạm 6, vì thiếu thuốc, thiếu lương thực, sốt rét đã cướp đi sinh mạng gần 50 cán bộ, chiến sĩ.
Cũng theo lời thiếu tướng Võ Sở, trong 16 năm kể từ khi "soi đường, lập trạm" đến ngày giải phóng, có trên 20.000 cán bộ, chiến sĩ Trường Sơ🔴n đã hy sinh, trên 30.000 người bị thương, hàng vạn ngܫười khác nhiễm chất độc da cam để lại nỗi đau giày vò đến tận hôm nay cho nhiều thế hệ.
Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứඣ trưởng Bộ Quốc phòng cho hay, Đoàn 559 khởi đầu từ tiểu đoàn giao liên vận tải bộ 301 - đơn vị vận tải bí mật, "đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng", quy mô nhỏ, với ꦇlực lượng gần 500 cán bộ, chiến sĩ. Sau hai năm, Đoàn đã phát triển thành lực lượng tương đương cấp sư đoàn, với quân số 6 nghìn người; sau 6 năm phát triển thành lực lượng tương đương cấp quân khu.
Đến cuối cuộc kháng chiế🤡n chống Mỹ, bộ đội Trường Sơn phát triển lên đến gần 12 vạn người, với sự đa dạng về thành phần lực lượng, được tổ chức thành nhiều trung đoàn, sư đoàn binh chủng và các cục nghiệp vụ.
Từ phương thức hoạt động phòng tránh bị động, bộ đội Trường Sơn đã nhanh chóng phòng tránh tích cực. Từ vận tải chủ yếu vào ban đêm để tránh địch phát hiện, đánh phá, bộ đội Trường Sơn đã chuyển sang vận chuyển cả ban ngày trên hàng nghìn km đường kín, đượcꦍ bao bọc bởi đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.
Theo Thứ trưởng Quốc phòng, đường Hồ Chí Minh không chỉ là tuyến chi viện, căn cứ chiến lược mà còn là một hướng chiến trường trọng yếu, mặt trận chiến đấu quyết liệt giữa ta và địch. Bộ đội Trường Sơn vừa đối phó với kẻ thù, vừa phải đối mặt với địa hình hiểm trở, núi cao, suối sâu, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt. Nhưng, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; được sự đùm bọc, chở che của nhân dân cả nước và sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; bộ đội Trường Sơn đã "sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm", "Máu có thể đổ, đường không thể tắc".
Với ඣtinh thần đó, bộ đội Trường Sơn đã vận chuyển chi viện kịp thời cho chiến trường miền Nam trên 1,5 triệu tấn vũ khí, lương thực, thuốc men, và hơn 5,5 triệu tấn xăng dầu; bảo đảm cho hơn hai triệu lượt cán bộ, chiến sĩ hành qu🐭ân vào ra chiến trường miền Nam và các mặt trận.
Tướng Giang khẳng định, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh và bộ đội Trường Sơn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vận tải chi viện từ hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam. Chiến công củ♋a bộ đội Trường Sơn cùng hàng vạn thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và nhân dân các dân tộc trên dãy Trường Sơn đã làm cho đường Hồ Chí Minh trở nên huyền thoại, là một kỳ tích vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế k♋ỷ 20.
"Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và cán bộ, chiến sĩ toàn quân luô𒁃n trân trọng, ghi nhớ công lao to lớn của các thế hệ cha anh đã một thời xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", Tướng Giang nói.
Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định, với những chiến thắng vẻ vang, cống hiến to lớn và sự hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bộ đội Trường Sơn xứng đáng được Đả♚ng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, tặng thưởng Huân chương Sao vàng và nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý khác.
Lễ kỷ niệm có sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương,💯 nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngu💛yên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Phùng Quang Thanh...
Sau thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Miền Bắc được hòa bình, độc lập và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng ở miền Nam, đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp, thực hiện dã tâm xâm lược, thiết lập chính quyền tay sai, ra sức đàn áp, tàn sát nhân dân và lực lượng kháng chiến, áp đặt chế độ thống trị bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Cách mạng miền Nam chịu tổn thất nặng nề và đứng trước muôn vàn khó khăn nhưng vẫn tiếp tục đấu tranh, kiên cường chống xâm lược, chia cắt đất nư🉐ớc🐈 của đế quốc Mỹ.
Trước tình hình đó, tháng 1/1959, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 đã đề ra n🌌hiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, ꧅nhằm bảo vệ miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Để đáp ứng nhu cầu chi viện nhân tài, vật lực từ hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam, Bộ chính trị đã quyết định tổ chức tuyến giao liên vận tải quân sự trên bộ và trên biển.
Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, ngày 19/5/1959, Đoàn công tác quân sự đặc biệt chính thức được Thường trực Tổng Quân ủy giao nhiệm vụ mở đường, vận chuyển hàng quân sự, tổ chức đưa đón bộ đội, chuyển công vﷺăn, tài liệu từ miền Bắc vào miền Nam và ngược lại. Đoàn được mang phiên hiệu Đoàn 559; sau này được đổi tên thành Bộ Tư lệnh 559, rồi Bộ Tư lệnh Trường Sơn.