Thứ hai, 18/2/2019, 00:00 (GMT+7)

Bốn bài học từ cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979

Tăng cường dự báo chiến lược, không để mắc kẹt trong mối quan hệ cạnh tranh giữa các cường quốc... là những bài học lớn.

Không chỉ là bài học lớn về vấn đề quân sự, cuộc chiến biên giới phía Bắc (1979-1989) còn là bài học về chính trị, ngoại giao, Trung tướng Đặng Quân Thuỵ, nguyên chỉ huy mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) đúc kết⛎.

Trung tướng Đặng Quân Thuỵ. Ảnh: Gia Chính

Trung tướng Đặng Quân Thuỵ. Ảnh: Gia Chính

Phân tích thêm, GS Vũ Dương Ninh, nguyên Chủ nhiệm Khoa Quốc tế học Đại học KHXH&NV cho rằng, Việt Nam đã đánh giá không đúng về đối thủ, đồng minh và về chính mình. Niềm say sưa của người thắng trận sau 1975 dẫn tới sự nhìn nhận không chính xác về vị thế và thực lực của mình trên𒆙 bàn cờ quốc tế.

Mỹ rút khỏi chiến tranh Việt Nam🐼 nhưng trên phạm vi thế giới vẫn là một siêu cường có tác động mạnh mẽ đến tình hình chung. Nhận thức rõ việc xác lập quan hệ bình thường với Mỹ nhưng những đòi hỏi về "hàn gắn vết thương chiến tranh" của Việt Nam không phù hợp với luật pháp Mỹ và động chạm đến lòng tự ái của người Mỹ. Cuộc đàm phán Việt - Mỹ tại Paris bế tắc vào giữa năm 1978. Trong khi đó, ngoại giao Mỹ - Trung lại thiết lập quan hệ chính thức từ 1/1/1979.

Bài học tiếp theo là lãnh đạo nước nhà đã không đảm bảo chính sách cân bằng trong ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. "Nếu Việt Nam giℱ✤ữ được thế cân bằng theo khuôn mẫu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện trong những năm 60 thì bài toán thời cuộc có thể được giải theo một phương án khác", GS Ninh nêu.

Với Trung Quốc, Việt Nam🥃 luôn "cần duy trì các cuộc gặp cấp cao thường xuyên, phát huy vai trò của ngoại giao nguyên thủ giúp quan hệ hai nước phát triển lành mạnh, ổn định, lâu dài".

Quân Trung Quốc vượt cầu phao xâm lược Việt Nam ở biên giới phía Bắc năm 1979. Ảnh tư liệu

Quân Trung Quốc vượt cầu phao xâm lược Việt Nam ở biên giới phía Bắc năm 1979. Ảnh tư liệu

GS Đỗ Tiến Sâm (Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) dẫn chꦺứng trong lịch sử, Việt Nam là quốc gia bị Trung Quốc xâm lược nhiều nhất trong số các nước láng giềng của họ. Chỉ trong vòng 10 năm từ 1979-1988, Trung Quốc đã hai lần dùng vũ lực xâm lược Việt Nam cả trên đất liền và trên biển. Vì vậy, Việt Nam cần nghiên cứu để có biện pháp ứng phó với chiến lược "ba nhanh chóng" của Trung Quốc.

"Ba nhanh chóng" của Trung Quốc gồm nhanh chóng phát triển biên cương phía Bắc, nha✅nh chóng xây dựng cường quốc biển ở phía Đông, nhanh chóng kết nối chiến lược "vành đai, con đường" (BRI) với chiến lược phát triển củ𓂃a Lào và Campuchia ở phía Tây của Việt Nam.

"K♎hi tình hình Biển Đông tiếp tục phức tạp, nguy cơ va chạm, đụng độ chưa được đẩy lùi thì việc nâng cao năng lực kiểm soát thực địa ở 21 đảo với 33 điểm đóng quân ở quần đảo Trường Sa là rất quan⛎ trọng", ông Sâm nói.

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó việnജ trưởng Chiến lược, Bộ Quốc phòng lưu ý, trong cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam không nên mắc mưu bị đẩy lên tuyến đầu chống Trung Quốc trên biển để rơi vào thế kẹt trong cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn.

Một bài học nữa là phải quốc tế hoá để giải quyết các mối xung đột; đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế.

Theo ༒các chuyên gia, năm 1979, Việt Nam làm việc này chưa tốt. Vừa thống nhất đất nước Việt Nam đã bị quân Khmer Đỏ xâm phạm ở biên giới từ Hà Tiên đến Tây Ninh, tấn công đảo Phú Quốc, chiếm đảo Thổ Chu. Ngày 30/4/1977, chúng tiến đánh 14 xã biên giới của tỉnh An Giang, mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đốt phá làng mạc, giết chết thường dân. Quân Pol Pot cũng tàn sát gần 2 triệu trên tổng số 8 triệu người dân Campuchia.

"Chúng ta đã đánh đuổi Khmer Đỏ ở biên giới Tây Nam, thực hi🔯ện cuộc chiến tranh tự vệ, chính nghĩa. V🌠à theo lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc đoàn kết thống nhất Campuchia mở cuộc phản công, giải phóng thủ đô Phnom Penh, cứu người dân Campuchia khỏi hoạ diệt chủng. Nhưng Việt Nam đã không làm cho thế giới biết nên bị vu là xâm lược, khiến đất nước bị thiệt hại khủng khiếp về ngoại giao, nhiều nước cô lập, tẩy chay", TS Sử học Ngô Vương Anh nói.

Người dân Campuchia bắt tay các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam. Ảnh tư liệu

Người dân Campuchia bắt tay các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam. Ảnh tư liệu

Đại tá Nguyễn Trọng Khiêm (nguyên Hệ phó Hệ Quốc tế Học viện Quốc phòng) cũng cho rằng, rất đau xót khi hàng chục nghìn quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh ở Campuchia khi bảo vệ biên cươn🐽g, làm nghĩa vụ quốc tế, nhưng dưới sự "lĩnh xướng" của Bắc Kinh, nhiều nước Đông💜 Nam Á và đa số các nước phương Tây đã cùng lên án Việt Nam "xâm lược Campuchia" và cô lập Việt Nam.

"Phải làm cho thế giới hiểu mình, vì chỉ khi họ hiểu được đường lối đối ngoại yꦫêu chuộng hoà bình, muốn làm bạn với tất cả các nước của Việt Nam thì họ mới ủng hܫộ chúng ta", ông Khiêm nói.

Cuối cùng, theo các chuyên gia, Việt Nam phải xây dựng đất nước giàu mạnh, có tiềm lực quân sự vững vàng, có khả năng tự bảo vệ mình. TS Vương Anh cho rằng tăng cường huy động nội lực ở mức tối đa cần song hành với việc cân bằng quan hệ với các quốc gia: "Chúnജg ta phải biết né đòn, tránh chỗ mạnh, có chiến lược đối ngoại thông minh", TS Anh nói.

GS Đỗ Tiến Sâm góp ý thêm, Việt Nam cần phát triển các sức mạnh mềm như lòng yêu chuộng hoà bình, tinh thần hoà hiếu và trách nhiệm trong quan hệ quốc tế, để Việt Nam trở thành điểm đến của nh♏ững người yêu chuওộng hoà bình, điểm gặp gỡ an toàn và lý tưởng cho lãnh đạo các nước mong muốn giải quyết điểm nóng và mưu cầu hoà bình.

Ký ức cựu binh về 10 năm xung đột vũ trang biên giới Việt - Trung
 
 

Hoàng Thuỳ - Viết Tuân

 

Chia sẻ bài viết qua email