"Tôi đồng tình với quan điểm của tác giả Nguyen Thanh trong bài viết 'Thế hệ sống tầm gửi vì thừa kế tài sản cha mẹ'. Bản thân tôi♒ ไbiết được một gia đình có ba, bốn người con. Khi các con đến tuổi lập gia đình, chúng vẫn ở lỳ trong nhà của cha mẹ, mỗi người ở một lầu. Tất nhiên, không phải họ không có điều kiện mua nhà riêng, mà là muốn ở đó để tiếp tục nhờ vả ông bà chuyện chăm sóc con cái (dù con họ cũng đã lớn), đỡ khoản nấu ăn và đặc biệt là để tiện giám sát tài sản cha mẹ sẽ được phân chia sau này. Tóm lại, họ cố vắt kiệt sức cha mẹ...
Có một người bạn đồng nghiệp làm cùng cơ quan với tôi, sau giờ làm cũng không dám về nhà vì sợ đụng mặt cha mẹ, phải làm nhiều việc, đúng kiểu 'cha chung không ai khóc'. Đến cả củ k🧸hoai lang, bạn tôi nói cũng phải mua 3 kg mới đủ ăn cả nhà, muốn ăn cái gì có mùi như sầu riêng hay mít thì chỉ có cách mang ra quán cà phê ngồi, hoặc chui vào toilet mà ăn.
Nói chung những người sống bám vào cha mẹ kiểu này biết rõ nhà mình có điều kiện, nên họ nghĩ chẳng việc 💮gì phải làm lụng. Sau này, đứa nào nghèo kiểu gì cũng sẽ được cha mẹ chia phần nhiều hơn một chút, còn ai giàu thì sẽ bị cha mẹ c☂hia phần ít để cào bằng. Đó là câu chuyện có thật mà tôi từng chứng kiến".
Đó là chia sẻ của độc giả Tài em 7 hiền xung quanh câu chuyện về những hệ lụy khi con cái sống dựa vào tài sản thừa kế của cha mẹ. Có những lợi ích rõ ràng khi cha mẹ để lại tiền cho con như một cách giúp con bớt khó khăn khi bước chân vào cuộc sống tự lập. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có nhiều người lo sợ rằng, tài sản thừa kế sẽ khiến con ỷ lại và không tự thân làm việc chăm chỉ, không biết quý trọng đồng tiền. Cũng vì vậy mà câu hỏi "có nên để lại tài sản cho con thừa kế?" trở thành nỗi trăn trở với hầu hết các bậc cha mẹ hiện đại.
>> Bán đất hưởng thụ hay cho con thừa kế?
Với quan điểm trái ngược, bạn đọc Manhtv.toananh lại ủng hộ việc để lại tài sản cho con cái: "Có nhiều ꦍngười mang quan điểm để lại phần lớn tài sản cho con là sẽ làm giảm động lực cố gắng của chúng. Riêng tôi đã tiếp xúc với nhiều gi🌠a đình có điều kiện và thấy rằng tư duy của họ khác xa với những suy nghĩ của chúng ta.
Con cái nhà giàu không phải lo cơm áo gạo tiền, không thiếu thốn vật chất, không phải giành nửa đời người chật vật kiếm tiền mua nhà mua xe vì cha mẹ họ đã cho đủ đầy. Nhưng những đứa trẻ đó lại hướng đến mục tiêu xa hơn rất nhiều, đó là ngoại ngữ, không phải một mà nhiều ngôn ngữ khác nhau; kỹ năng sống như tư duy, phản biện ngay từ khi còn rất nhỏ. Nhờ đó, lớn lên, họ đa phần đều săn học bổng, hơn thua nhau ở những trường danh giá hàng đầu thế giới mà không phải chỉ🐬 có tiền mới vào được.
Khi tốt nghiệp, họ ♔lại tự áp lực bản thân vào những tập đoàn hàng đầu thế giới. Người thì về tiếp quản gia sản của gia tộc, có người hướng đến những tổ chức phi lợi nhuận, giúp đỡ phát triển cộng đồng, xã hội mang tầm quốc gia, quốc tế. Để làm được điều đó, chắc chắn điều quan trọng nhất bên cạnh nỗ lực bản thân chính là nền móng tài chính vững chắc, sự dạy dỗ từ gia đình, nhà trường, cũng như ảnh hưởng định hướng của cha mẹ.
Vì vậy, tính cách ỷ lại, không chịu lao động phần🔯 nhiều do giáo dục, môi trường sống và bản thân người đó chứ🍸 không phải do việc thừa kế tài sản của cha mẹ gây ra.
Còn đa phần con cái trong gia đình có điều kiện, được cho ăn học dạy dỗ đàng hoàng, dù không giỏi xuất sắc thì cũng không đến nỗi nào, ít ra khi đau ốm, mắc bệnh hiểm nghèo, không thể lao động được nữa, họ cũng có tài sản cha mẹ lo cho, không phải đi ăn xin hay trông chờ được nhận từ thiện, làm gán🧸h nặng cho xã hội".
Kết bình luận, độc giả Tài em 7 hiền cho rằng tài sản thừa kế là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người con không chịu ra ở riêng: "Vấn đề tài sản thừa kế luôn làm cho con cái ganh tỵ, dùng mọi thủ đoạn để lấy💫 lòng cha mẹ, trong khi chẳng màng♚ quan tâm đến chuyện làm ăn. Bởi vậy, họ biết ở chung phức tạp đủ thứ chuyện, nhưng chẳng thấy ai chuyển ra ngoài".
Lê Phạm tổng hợp
>> Bạn có để lại tài sản thừa kế cho con? Chia sẻ tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.