Dịp ng💮hỉ lễ Quốc khánh 31/8-3/9, thành phố Đà Nẵng đón 308.000 lượt khách, tăng 21% so với cùng kỳ, tổng thu du lịch đạt 1.200 tỷ đồng. Trong đó, 91.000 lượt khách quốc tế đã ghé thăm, tăng hơn 15% so với dịp lễ năm ngoái và cao hơn các điểm du lịch khác như TP HCM (38.800 lượt), Hà Nội (58.900 lượt), Ninh Bình (74.000 lượt).
Ngoài các địa điểm giải trí, khách quốc tế còn tập trung mua sắm, ăn uống đông tại chợ Cồn, chợ Hàn, trải nghiệm các hoạt động tại bán đảo Sơn Trà, theo Sở Du lịch thành ဣphố.
Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Nguyễn Thị Hoài An cho biết nhằm thu hút và gia tăng trải nghiệm cho người dân, du khách dịp nghỉ lễ, thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động, lễ hội, sự kiện như tổ chức phun lửa, nước Cầu Rồng liên tục hàng đêm, thực hiện quay nhịp thông thuyền cầu sông Hàn đêm 31/8 và 1/9. Thành phố cũng tổ chức các buổi chiếu phim miễn phí từ 23/8 đến 13/9, nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật hai bên bờ sông, trang trí điện chiếu sáng - nghệ thuật sắp đặt bãi biển tại bãi Mỹ An. 7 tháng đầu năm, Đà Nẵng đón 2,5 triệu lượt khách quốc tế, bằng mục tiêu cả năm.
Tại công ty du lịch Vietravel, ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚlượng khách quốc tế đi tour đến Đà Nẵng tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái; Vietlux Tour♍ ghi nhận số khách tăng 25%; Travelogy Việt Nam tăng 30%. Nhiều công ty lữ hành khác cũng ghi nhận mức tăng trung bình 10%.
Giám đốc Chi nhánh Miền Trung Vivu Journeys 2 Nguyễn Thị Bảo Phượng cho rằng một trong những lý do giúp Đà Nẵng "thắng lớn" dịp Quốc khánh là thời tiết nắng đẹp, thuận lợi cho kh🐷ách tham quan, tắm biển. "Đây có thể nói là yếu tố quan trọng nhất", bà Phượng nói.
Giám đốc công ty Du lịch Travelogy Vꦫiệt Na🐈m, Vũ Văn Tuyên nhận định Đà Nẵng đón lượng khách quốc tế thuộc top cao cả nước "không phải điều bất ngờ". Ông cho biết ngoài thiên thời, Đà Nẵng hút khách còn nhờ "địa lợi".
Nhờ vị trí địa lý, Đà Nẵng có đường bờ biển dài thuận lợi để du khách tắm biển, lặn biển. Đà Nẵng còn có nhiều tài nguyên thu hút khách tham quan như bề dày lịch sử, các ngọn núi, di sản quốc gia như danh thắng Ngũ Hành Sơn, Thành Điện Hải. Năm 2022, hệ thống ma nhai (văn tự khắc trên vách đá) tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn là điểm trung chuyển để du khách thực hiện các chuyến tham quan trong ngày đến các di tích nổi tiếng khác như phố ꧂cổ Hội An và Thánh Địa Mỹ Sơn tại Quảng Nam, cố đô Huế, công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi.
"Khách quốc tế rất thích trekking và tham quan các công viên địa chất", ông T🍃uyên nói.
Cũng theo ông Tuyên, một trong những lý do giúp Đà Nẵng bội thu du khách quốc tế trong bối cảnh giá vé máy bay đắt đỏ là vận hành chuỗi cung ứng trơn tru, không bị đứt gãy. Đà Nẵng có nhiều ♕cơ sở lưu trú từ bình dân đến cao cấp, nhiều hàng quán với đồ ăn ngon và giá cả phải chăng. Bên cạnh đó Đà Nẵng còn có lợi thế về giao thông. Phú Quốc vắng khách đợt này là do chuỗi cung ứng bị đứt gãy khi giá vé máy bay quá đắt và khách không có nhiều lựa chọn để tiếp cận điểm đến này.
Tổng số chuyến bay nội địa và quốc tế đến Đà Nẵng dịp Qu🌱ốc khánh ước đạt 479 chuyến, tăng nhẹ so với cùng kỳ 2023. Trong đó, số chuyến bay quốc tế là 202 chuyến, trung bình 70 chuyến một ngày, tăng 10% so với dịp nghỉ lễ năm ngoái.
Ngoài lượng khách đến bằng đường hàng không, Đà Nẵng cũng hút khách đến bằng bộ (phương tiện tự túc), đặc biệt từ các địa phương lân cận như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi tăng rất cao. Lượng khách đến Đà Nẵng bằng đường sắt đạt gần 11.000 lượt, tăng hơn 42% so với cùng kỳ năm trước. Công suất phòng trung bình đạt 50-55%, khối cơ sở lưu trú 4-5 sao công s꧙uất phòng 55-65%.
Giám đốc Tiếp thị Truyền thông của Vietluxtour, Trần Thị Bảo Thu♊, cho rằng giá vé tàu, giường nằm cũng♈ nằm trong mức người dân "chấp nhận được" (từ 600.000 đến 900.000 đồng).
Phó Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Vietravel Huỳnh Phan Phương Hoàng cho biết thêm nhờ chính sách nới lỏng visa, thủ tục xin thị thực ngày càng 🅘đơn giản, nhanh chóng nên lượng kh✃ách quốc tế đến Đà Nẵng đông "là điều dễ hiểu".
Để có sức hút như hiện nay, chính quyền Đà Nẵng đã có chính sách phát triển du lịch tốt, không có hiện tượng🦩 chèo kéo, chặt chém. Ngoài danh hiệu "thành phố đáng sống nhất Việt Nam", Đà Nẵng còn định vị được thương hiệu với khách du lịch là điểm đến an toàn, người dân thân thiện, giá cả phải chăng, ẩm thực ngon, đa dạng, môi trường sống văn minh, sạch sẽ.
Chính quyền thành phố quan tâm đến công tác đảm bảo an ninh cho người dân, du khách, đặc biệt là công tác cứu hộ tắm biển, theo b🅰à Hoài An. Trong kỳ nghỉ lễ, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà đã tăng cường công tác vệ sinh môi trường, tuần tra dọc các tuyến biển, lắp đặt các bảng thông báo giờ trực cứu hộ, bảng cấm tắm, bảng khuyến cáo tại các khu vực vùng nước chảy nguy hiểm. Chính quyền cũng thường xuyên tổ chức các đội tuần tra để nhắc nhở, hướng dẫn người ❀dân và du khách về tắm biển an toàn, tham quan.
"Nhiều người dân không làm trong lĩnh vực🌃 phục vụ du lịch nhưng vẫn nhiệt tình ch꧂ỉ dẫn khách", ông Tuyên nói thêm.
Nguyễn Đông - Phương Anh