Trận đấu cuối cùng của chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22 diễn ra lúc 8h30, ngày 2/10, vớiꩲ bốn nam sinh: Đặng Lê Nguyên Vũ (THPT Bắc Duyên Hà, Thái Bình), Vũ Bùi Đình Tùng (THPT chuy🗹ên Trần Phú, Hải Phòng), Bùi Anh Đức (THPT chuyên Sơn La, Sơn La) và Vũ Nguyên Sơn (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội).
Đặng Lê Nguyên Vũ, người g𝓡iành vé đầu tiên vào chung kết, sau khi về nhất cuộc thi quý I với 300 điểm là thí sinh duy nhất không học trường chuyên🐓 trong bốn "nhà leo núi".
Ở cuộc thi tuần, Nguyên Vũ đã gây ấn tượng với khán 💮giả bởi phong thái thi đấu tự tin. Nam sinh giành 250 điểm, thắng sát nút thí sinh về nhì - 240 điểm. Trải qua ba vòng thi, Vũ được nhận xét♔ "càng đấu càng hay".
Phần thi gây ấn tượng nhất của Vũ là phần Tăng tốc ở cuộc thi quý I. Nam sinh đạt điểm tối đa 160 và được người dẫn chương trình đặt biệt danh "ông vua Tăng tốc". Đến trước trận chung kết, chưa có thí sinh nào năm nay vượt qua mốc điểm nà🍒y. Nam sinh đánh giá tốc độ là lợi thế của mình.
Không học trường chuyên như ba bạn chơi còn lại, nam sinh Thái Bình cho ⛄rằng mình có lợi thế nhất định vì thời gian học trải đều các môn và nhiều lĩnh vực khác nhau. Thế mạnh của Nguyên Vũ là Toán và Tiếng Anh, em cũng đang cân nhắc theo đuổi khối A00 (Toán, Lý, Hoá) hoặc A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh).
Ba ngày trước trận chung kết, Vũ cho bi༺ết đã tập trung ôn tập, khắc phục các điểm yếu. "Hiện, em thấy rất thoải mái, mong chờ được thể hiện trong trận đấu cuối cùng. Hy vọng em sẽ giữ được tỉnh táo suốt buổi sáng hôm đó", Vũ nói.
Vũ Bùi Đình Tùng, học sinh chuyên Toán, trường꧅ THPT chuyên 🎀Trần Phú (Hải Phòng), giành vé thứ hai vào chung kết sau khi thắng áp đảo trong trận quý II với 310 điểm.
Tùng gây ấn tượng bởi vốn hiểu biết rộng trong nhiều lĩnh vực. Ngay từ cuộc thi tuần, Tùng giành 120 điểm ở phần thi Khởi động - mức điểm không n𒉰hiều thí sinh đạt được từ khi chương trình đổi luật chơi vào đầu năm thứ 22. Kết thúc bốn phần thi với điểm số 320 nhưng chàng trai Hải Phòng vẫn để mất vòng nguyệt quế do trả lời sai câu hỏi phụ. Dù vậy, may mắn mỉm cười với Tùng khi em là thí sinh về nhì cao điểm nhất, góp mặt trong trận thi tháng.
Tự nhủ "không được để việc này lặp lại, phải giành chiến thắng để chắc suất vào vòng trong", Tùng chọn lối chơi, chiến thuật khác nhau trong hai cuộc thi tháng và quý. Đặc biệt, tại cuộc thi quý II, sau khi trả lời đúng cả ba câu 20-30-20 điểm trong gói Về đích của mình, Tùng liên tiếp giành điểm từ ba bạn cùng chơi. Tổng điểm nam sinh chuyên Trần Phú 🥂có được trong phần thi này lên tới 170, trở thành ngư🥂ời giữ kỷ lục phần thi Về đích. Nam sinh được kỳ vọng mang vòng nguyệt quế Olympia về cho Hải Phòng sau 11 năm.
Bùi Anh Đức, thí sinh nhất quý III bằng câu hỏi phụ, là học sinh Sơn La đầu tiên góp mặt trong trận chung kết Olympia sau 21 năm chương trình phát sóng. Hành trình góp mặt trong trận đấu cuối cùng cꦓủa nam sinh chuyên Anh, trường THPT chuyên Sơ🍨n La, không dễ dàng. Em một lần về nhì với điểm cao nhất, một lần giành chiến thắng nhờ câu hỏi phụ.
Tại vòng thi tháng, Đức nhấn chuông xin trả ⛄lời câu hỏi thực hành Vật lý 30 điểm từ gói "Về đích" của thí sinh khác. Câu hỏi thực hành vốn là thử thách khiến các thí sinh Olympia "ngán" nhất, vì khó và ít ai trả lời đúng. Tuy nhiên, Đức xác đ💦ịnh "không có cơ hội chiến thắng" nếu không chấp nhận thử thách này. Nam sinh cuối cùng giành thêm 30 điểm, "lách qua khe cửa hẹp" để góp mặt trong trận thi quý với tư cách thí sinh về nhì có điểm cao nhất.
Ở câu hỏi phụ phân thắng bại của trận đấu quý III, Anh Đức nhanh hơn đối thủ trong tích tắc. Theo Đức, em có phần may mắn bởi câu hỏi quyết định thuộc lĩnh vực Lịch sử - vốn là thế mạnh và nam sinh đã cải thiện được tốc độ bấm chuông trong giây phút quyết định. Đức được bạn cùng chơi đánh giá là thí sinౠh khiêm tốn, khó đoán, nên có khả năng bùng nổ và tạo bất ngờ.
Anhཧ Đức đã đọc thêm nhiều kiến thứ𒆙c, đề ra một số chiến thuật cho trận chung kết. "Tâm lý của em khá thoải mái. Em nghĩ hành trình tại Olympia của mình đã vượt ngoài mong đợi, nên không đặt gánh nặng chiến thắng", Đức chia sẻ.
Thí sinh cuối cùng giành vé vào chung kết là Vũ Nguyên Sơn, học sinh lớp 12 💙chuyên Nga, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Cũng như Anh Đức, Nguyên Sơn phải vượt qua câu hỏi phụ để giành chiến thắng ở cuộc thi quý III.
Bước vào sân chơi Olympia, Sơn không đặt mục tiêu dài hạn, xác định mỗi trận đấu đều quan trọng nên luôn cố gắng hết mình. Trải qua cuộc thi tuần, tháng, quý, em gây ấn tượng với vốn kiến thức xã hội, ngoại ngữ nổi bật. Vượt chướng ngại𓄧 vật - phần thi mà không nhiều thí sinh đưa ra đáp án đúng chỉ với một dữ kiện gợi ý, nhưng Nguyên Sơn hai lần giành được mức cao nhất 80 điểm, tạo cách biệt lớn với các bạn chơi.
Theo đánh giá của giáo viên chủ nhiệm, bề ngoài, Sơn điềm tĩnh, chừng mực và ít khi bày tỏ th🐻ái độ, nhưng ẩn bên trong là một cá tính mạnh mẽ, quyết liệt và sẵn sàng bùng nổ để toả sáng.
Trước trận chung kết, Sơn cho biết em chủ yếu rèn ✤kỹ năng, đọc sách báo để biết thêm tin tức thời sự. Nam sinh cũng nhận được hỗ trợ từ bạn bè và 🔥thầy cô, giúp em tổng hợp kiến thức và gợi ý những câu hỏi hay. Bên cạnh đó, Sơn chú trọng cải thiện tốc độ, bởi các đối thủ trong trận chung kết đều rất đáng gờm.
Sau những trận đấu kịch tính, cả 𝕴bốn thí sinh đều cho thấy vốn kiến thức rộng, khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo. Đã hơn 10 năm nay, Hà Nội, Hải Phòng chưa có học sinh vô địch Olympia, còn Sơn La và Thái Bình chưa từng có đại diện. Do đó, bốn thí sinh đều đặt quyết tâm lớn, hứa hẹn một trận đấu hấp dẫn vào sáng 2/10.
Thanh Hằng