Tại Hội nghị tăng cường phòng, chống dịch khu vực phía Nam năm 2024 diễn ra chiều 11/6, Viện Pasteur TP HCM thông tin cả nước đã ghi nhận 317 trường hợp sốt phát ban nghi sởi từ đầu năm đến nay. Một người mắc sởi có thể lây cho khoảng 20 người chưa có miễn dịch với bệnh. Trước nguy cơ bệnh lan rộng thành dịch, gây biến chứng, nhất là cho các đối tượng nguy cơ cao như trẻ em, thai phụ, người suy giảm miễn dịch... bác sĩ Huỳnh Trần𓂃 An Khương, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC liệt kê các việc làm tăng nguy cơ mắc sởi vào mùa hè này.
Du lịch đến nơi có dịch
Từ cuối năm 2023, dịch sởi bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới. Tính đến tháng 12/2023, châu Âu ghi nhận gần 21.000 ca nhập viện, gấp 50 lần so 🌄với năm 2022. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương (các nước châu Á), số ca mắc bệnh sởi năm 2023 đã tăng 255% so với năm 2022. Số ca mắc tiếp tục tăng trong những tháng đầu năm 2024. Tại nước ta, số ca sốt phát ban nghi sởi những tháng đầu năm 2024 tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm ngoái. Mới đây, TP HCM cũng vừa ghi nhận các ca sởi trở lại sau hơn một năm không có ca mắc.
Trong khi đó, mùa hè, nhu cầu du lịch cả trong và ngoài nước đều tăng cao. Sởi có khả năng lây lan nhanh và gây dị🧜ch. Việc tiếp xúc với nhiều người tại các lễ hội, bãi biển, khu vui chơi cũng làm tăng khả năng tiếp xúc với mầm bệnh.
Do đó, khi có dự định đi du lịch, gia đình nên kiểm tra lịch sử tiêm ngừa để chủ động tiêm vaccine phòng bệnh, cập nhật tình hình dịch tễ tại nơi sắp đến. Mọi người cần áp dụng các biện ph🥀áp giữ gìn vệ sinh, giữ khoảng cách, đeo khẩu trang đúng cách khꦗi đến nơi đông người.
Không chú ý tiêm ngừa
Người chưa có miễn dịch với sởi, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai và người có miễn dịch suy yếu khi mắc bệnh dễ dẫn đến các biến chứng nặng như viêm taiꦅ giữa, viêm phổi, tiêu🐼 chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não, suy dinh dưỡng. Riêng phụ nữ mang thai mắc sởi có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu.
Đầu năm 2024, WHO đưa ra cảnh báo một nửa dân số thế giới có thể nhiễm sởi nếu không có biện pháp phòng ngừa khẩn cấp. Trong đó, tiêm chủng vaccine được xem là chiến lược phòng bệnh hàng đầu, giúp người dân có kháng t🅘hể đặc hiệu, tránh mắc bệnh và giảm các bಌiến chứng nặng. Việc lơ là tiêm phòng cho trẻ nhỏ và cả người lớn, không có thói quen kiểm tra các mũi tiêm trong sổ hẹn có thể dẫn đến việc mất cơ hội chủ động phòng bệnh bằng vaccine.
Hiện, vaccine sởi có vaccine sởi đơn và kết hợp, phổ biến trong tiêm chủng mở rộng và dịch vụ.🉐 Hai mũi vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella có khả năng bảo vệ khỏi bệnh sởi lên đến 97%. Bác sĩ Khương khuyến cáo người dân cần kiểm tra sổ tiêm ngừa để bổ sung các mũi vaccine còn thiếu. Trường hợp không rõ lịch tiêm trước đây, có thể đến các trung tâm tiêm chủng để bác sĩ tư vấn và đưa ra chỉ định tiêm ngừa phù hợp.
Không giữ vệ sinh sạch sẽ
Sởi lây qua đường hô hấp khi người khỏ🉐e mạnh hít phải giọt bắn lúc ho, hắt hơi, nói chuyện của người bệnh. Tay chạm vào các bề mặt sàn nhà, tay nắm cửa, cầu thang, đồ chơi... dính mầm bệnh sau đó đưa tay chạm lên mắt, mũi, miệng cũng tạo thành nguồn lây sởi. Thói quen không giữ vệ sinh cá nhân và lau nhà cửa, khử khuẩn đồ chơi thường xuyên có thể làm cho mầm bệnh lưu trú gây ra bệnh.
ꦉĐể phòng ngừa, mỗi người cần thường xuyên rửa tay, súc họng, đeo khẩu trang đúng cách, giữ khoảng cách☂ khi đến nơi đông người. Ví dụ, rửa tay cần thực hiện với xà phòng trong ít nhất 20-30 giây, vệ sinh tất cả kẽ ngón tay, mu bàn tay, móng tay; súc họng bằng nước muối sinh lý cần đưa nước sâu xuống cổ họng, giữ khoảng 30 giây trước khi nhổ ra. Đồ chơi, sàn nhà cần được khử khuẩn thường xuyên bằng dung dịch cloramin B theo hướng dẫn.
Với trẻ em, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ không nên đưa tay lên mắt mũi miệng, rửa tay trước khi ăn và sau kh🧜i đi vệ sinh. Mùa hè, trẻ tăng các dịp hoạt động ngoài trời, dã ngoại, phụ huynh cần trang bị sẵn cho con khẩu trang, nước sát khuẩn. Nên nhắc nhở trẻ không ăn chung, dùng chung dụng cụ ăn uống với các bạn khác nhằm tránh nhiễm sởi cũng như các bệnh lây qua đường hô hấp khác.
Không bổ sung vitamin A
Theo Thư viện Y khoa quốc gia Mỹ, thiếu vitamin A làm suy giảm chức năng miễn dịch và phá hủy biểu mô tế bào làm ch🧸o trẻ gặp tình trạng suy dinh dưỡng, khô giác mạc. Điều này làm cho trẻ tăng nguy cơ mắc và gặp các biến chứng nặng do sởi như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp, viêm loét giác mạc.
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, lịch uống vitamin A diễn ra hai lần mỗi năm vào tháng 6 và 12. Phụ huynh có con nhỏ từ 6 tháng tuổi cần theo dõi thông báo của cơ quan y tế địa phương để đưa con đến u🦂ống đầy đủ.
Cả trẻ em và người 𝐆lớn đều có thể chủ động bổ sung vitamin A thông qua ăn uống các loại thực phẩm như ớt đỏ, bơ, rau chân vịt, khoai lang, cà rốt, trứng, gan bò. Bác sĩ Khương cũng lưu ý các trường hợp bổ sung vitamin A bằng thuốc hoặc thực phẩm chức năng, cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để xác định liều lượng phù hợp, tránh dùng quá liều có thể dẫn đến ngộ độc.
♈Vitamin A hiện được WHO và Bộ Y tế khuyến cáo dùng cho tất cả trẻ mắc sởi. Một số nghiên cứu cho thấy thành phần này có thể hạn chế 50% trường hợp tử vong do sởi.
Nhật Linh