Vừa qua, dự án EU-ERST và Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức đoàn khảo sát 6 ngày gồm gần 40 doanh nghiệp lữ hành đến Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, nhằm xây dựng sản phẩm du lịch chung cho 4 tỉnh. Đây được coi là một trong những gi♊ải pháp nhằm ứng phó với các cuộc khủng hoảng trong du lịch, tương tự sự cố môi trường vừa qua.
Tại buổi hội thảo ngày 27/5 tổ chức ở Quảng Bình, đại diện nhiều công ty lữ hành đề xuất lựa chọn sản phẩm du lịch đặc trưng của mỗi tỉnh để có thể tham gia vào sản phẩm chung của khu vực. Trong đó có thể kể đến như khu du lịch Lam Kinh (Thanh Hóa), khu di t💎ích lịch sử Truông Bồn (Nghệ An), khu sinh thái Hải Thượng (Hà Tĩnh) và hệ thống hang động như Thiên Đường, Phong Nha (Quảng Bình)… Theo kế hoạch xây dựng của dự án EU-ERST, ở mỗi tỉnh, các sản phẩm du lịch đều được chia thành các nhóm chính và thứ cấp để tập trung phát triển và quảng bá.
Tuy nhiên, một trong những rào cản đối với sự phát triển của du lịch Bắc Trung bộ là cơ sở hạ tầng và dịch vụ còn yếu so với nhiều vùng khác. Th𝓰eo đại diện các công ty lữ hành, du lịch Bắc Trung bộ có rất nhiều tiềm năng để phát triển nhưng cũng không ít khó khăn trong việc kết nối điểm đến giữa các tỉnh, bên cạnh đó là sự chênh lệch về sự phát triển du lịch giữa các vùng miền.
Ông Đỗ Quốc Thông – Phó tổng giám đốc Bến Thành Tourist, cho rằng, các sản phẩm du lịch đã đưa vào hoạt động và hú💝t khách hiện nay nên được quan tâm, như là khu du lịch sông Chày, hang Tối, suối Moọc ở Quảng Bình. Ý kiến này cũng nhận được sự đồng tình của đại diện Hanoi Redtour bởi sản phẩm du lịch phải phù hợp với xu thế và du khách.
Hiện dự án EU-ERST đang lấy ý kiến để hoàn thiện bản đồ sản phẩm du lịch💖 4 tỉnh miền Trung. Ông Vũ Quốc Trí, giám đốc dự án, cho biết việc xây dựng sản phẩm du lịch cho Bắc Trung Bộ tuy không phát huy tác dụng ngay nhưng sẽ giúp du lịch 4 tỉnh này không gặp phải những khủng hoảng như trong giai đoạn vừa qua. Để xây dựng xong sản phẩm du lịch chung dự kiến phải mất kho💦ảng 3 năm.