Cơn sốt NFT✱ bắt đầu bùng nổ đầu năm nay, khiến không ít người cảm thấy khó hiểu khi nhiều người đua nhau đầu tư vào một mặt hàng không tồn tại về mặt vật lý. Trong tháng 8, doanh số bán hàng ghi nhận trên OpenSea, nền tảng giao dịch NFT lớn nhất thế giới, đã đạt 1,9 tỷ USD, cao gấp mười lần so với mức 148 triệu USD hồi tháng 3. Trước đó, vào tháng 1, doanh số NFT chỉ đạt mức 8 triệu USD.
🌜Theo giới phân tích, giá tiền điện tử lên cao có thể là nguyên nhân của việc gia tăng phi mã này. NFT thường được định giá bằng ether, vốn tăng khoảng 23% trong tháng 8. Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo độ phổ biến của NFT đang biến nó thành một bong bóng mới.
𝓀Michael Every, đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường tài chính khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Rabobank, nhận định lợi nhuận cao từ NFT có vẻ hấp dẫn với người trẻ tuổi, những người đang phải vật lộn để mua nhà hay làm giàu. Tuy nhiên, với ông, việc này chẳng khác nào mua vé số.
Chung nhận định với Every, các chuyên gia tài chính cho rằng NFT là một bong bóng sẽ vỡ. Hồi tháng 6, trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg🅷, Fred Ehrsam - đồng sáng lập sàn giao dịch Coinbase, cũng cảnh báo về nguy cơ sụp đổ của NFT. Ông chỉ ra nhiều điểm tương đồng giữa cơn sốt tiền điện tử và bong bóng dotcom xảy ra trong thập niên 1990. "Mọi người sẽ thử nhiều thứ. Sẽ có hàng triệu loại tiền ảo và tài sản ảo như NFT ra đời, giống như hàng triệu website ngoài kia. Phần lớn đều không đi đến đâu", Ehrsam nói.
♎Ehrsam đánh giá làn sóng thu mua các tác phẩm nghệ thuật dưới dạng NFT hiện được định giá quá cao so với giá trị thật. Ông chia sẻ: "Tôi có thể nói rằng 90% NFT hiện nay sẽ không còn giá trị trong 3 - 5 năm nữa. Bạn cũng có thể nói như vậy với những công ty Internet vào những năm 1990".
𒈔Giới chuyên gia công nghệ nhận thấy NFT đang trở thành một món hàng để đầu tư, kiếm lời hơn là giá trị công nghệ nó mang lại. Ian Kane, đại diện DappRadar - nền tảng theo dõi thị trường NFT, cho biết: "Vài tuần trước, nhiều bộ sưu tập NFT thu hút sự chú ý và bán hết sạch ngay khi vừa ra mắt. Sau đó, người mua lại tiếp tục bán số NFT này trên OpenSea để thu lãi".
Reuters♏ lấy ví dụ, một NFT hình con vượn hoạt hình được bán lại trên OpenSea với giá 39 ETH, tương đương 124.205 USD. Trước đó, người này mua nó với giá 22,5 ETH, tương đương 61.329 USD, tức lời gấp đôi sau 2 tuần. Một NFT khác đại diện cho tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số trừu tượng được mua với giá 0,58 ETH, tương đương 1.366 USD rồi bán lại với mức giá cao hơn rất nhiều - 1.000 ETH, tương đương 3.322.710 USD. DappRadar cho biết, chỉ trong 30 ngày qua đã có 32 NFT được mua đi bán lại, thu về hơn 1 triệu USD tiền lãi.
😼Tuy nhiên, vẫn có không ít người vẫn lạc quan về tương lai của loại tài sản vô hình này. MichaelK, một người mua NFT, cho biết chi khoảng 250.000 USD cho NFT. "Covid-19 khiến mọi người dành nhiều thời gian hơn ở nhà và lên mạng nhiều hơn góp phần giúp NFT phát triển. Tôi không nghĩ NFT là bong bóng. Tôi muốn nghĩ đây là một thứ mới mẻ và sẽ phát triển mạnh sau này", anh nói.
⛎NFT - viết tắt của Non-Fungible Token - thuật ngữ chỉ một tài sản số sử dụng công nghệ blockchain. Lợi thế của NFT là tính đa dạng. Mọi thứ trong các lĩnh vực như âm nhạc, hội hoạ, cây cảnh... đều có thể gắn token NFT để định danh. Khả năng sử dụng NFT nằm ở việc sở hữu độc quyền. Ngoài ra, NFT không thể phá hủy và có thể xác minh nguồn gốc do xây dựng trên nền tảng blockchain.
Mỹ Quyên (theo Reuters)