Thắng được Thái Lan một trận bóng đá cũng tốt. Chiến thắng đó có thể giúp chúng ta vui vàiℱ ngày. Và đi kèm với niềm vui đó chắc sẽ là những cuộc liên hoan mừng chiến thắng. Nó sẽ làm tăng thêm mức tiêu thụ rượu bia - khoản mà Việt Nam vốn đã giữ ngôi vô địch, không có đối thủ trong khu vực. Nó cũng có thể sẽ làm tăng thêm số vụ, số nạn nhân tai nạn giao thông vì các cuộc tuần hành, đua xe mừng chiến thắng, trong khi vị trí vô địch khu vực của nước ta về tai nạn giao thông vốn vẫn là độc tôn.
Nhưng nếu chúng ta🦹 thắng được Thái Lan về du lịch thì mọi chuyện sẽ rất khác. Khi đó sẽ làm một cuộc sống giàu có hơn cho nhiều người dân, ở mức độ này hay mức độ khác, ít hay nhiều. Đó sẽ là một nền kinh tế có nhiều cơ hội việc làm hơn, vừa giảm được tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt trong giới thanh niên, vừa cải thiện được công việc và thu nhập cho những người đã có việc. Đó sẽ là niềm hãnh diện làm công dân của nền du lịch lớn nhất Đông Nam Á. Nhiều thứ sẽ rất khác so với bây giờ, kể ra không xuể.
Năm 2013, doanh thu toàn ngành du lịch T💖hái Lan đạt 65 tỷ USD. Đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP Thái Lan gần 38 tỷ USD, chiếm cỡ 10% GDP (Việt Nam là 4,6%, theo World Bank). Nếu tính cả các ảnh hưởng gián tiếp của du lịch đến GღDP Thái Lan thì các con số vừa nêu phải nhân với 2. Du lịch Thái Lan tạo ra 2,5 triệu việc làm trực tiếp (6,6% tổng số lao động). Nếu tính cả tác động gián tiếp, tổng số lao động có liên quan đến du lịch ở Thái Lan là 6 triệu người (15,4% tổng số). Năm 2017, doanh thu du lịch của họ dự kiến sẽ đạt 75 tỷ USD và mọi thứ liên quan sẽ tăng theo.
Ai đã đến Bangkok thì thấy Bangkok không có nhiều nét đẹp và độc đáo về kiến trúc, văn hóa như TP HCM, Hà Nội♛. Nhưng năm 2013, Bangkok đón tận 17,5 triệu du khách quốc tế, gần gấp ba cả nước Việt Nam. Ai đã đến Phuket, Pattaya, có thể thấy các địa danh du lịch biển đó đâu đẹp bằng vịnh Hạ Long và các địa danh du lịch biển của Việt Nam trải dài từ Thừa Thiên - Huế đến tận Hà Tiên, Phú Quốc, Côn Đảo, thế nhưng mỗi địa danh du lịch biển này ở Thái Lan mỗi năm đón du khách quốc tế nhiều hơn cả nước Việt Na💃m.
Chúng ta nhiều khi sính ngoại và giàu lòng tự ti, mặc định tin rằng chất lượng các dịch vụ du lịch của Thái Lan tốt hơn so với Việt Nam. Thực ra không hẳn như vậy. Chất lượng du lịch ở Thái Lan hay Việt Nam đều có từ một sao cho đến 5, 6 sao. Ở Thái Lan và ở Việt Nam, các khách sạn, khu nghỉ từ 4 sao trở lên phần lớn được thiết kế chuẩn, sử dụng thương hiệu ngoại và thuê người nước n🌃goài quản lý, điều hành, rất hiếm khi thuê người địa phương. Đó là những người quản lý, điều hành chuyên nghiệp đến từ Thụy Sĩ, Pháp; người Anh, người Mỹ đã rất hiếm trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng cao cấp, nói gì đến người châu Á. Phần lớn du khách Việt Nam đi Thái Lan sử dụng khách sạn, khu nghỉ 3 sao. Đây là hạng khách sạn, khu nghỉ mà Thái Lan nhìn chung khá hơn Việt Nam về chất lượng dịch vụ và giá cả, nhưng khoảng cách cũng không đến mức chúng ta không thể khắc phục được trong ngắn hạn. Còn hạng một sao, 2 sao ở hai nước về cơ bản như nhau, cùng phục vụ đối tượng “du lịch balô” vốn không đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ.
Vì 🎉vậy, theo tôi, chúng ta cần nhìn thẳng vào những việc rất cụ thể mà Thái Lan đã và đang làm tốt 🐼hơn Việt Nam khi đặt ra mục tiêu đuổi kịp và vượt qua Thái Lan về du lịch (nếu có).
Đó là chính🃏 sách visa thông thoáng của Thái Lan, từ việc họ miễn visa cho 61 nước (trong đó 40 nước được miễn visa đơn phương), còn Việt Nam đang miễn visa cho 16 nước (trong đó 7 nước được miễn đơn phương), đến việc xin và duyệt cấp visa trực tuyến, hoặc trực tiếp tại cửa khẩu khi đến, đến chính sách visa quá cảnh cho công dân hầu hết các nước.
Đó là các hoạt động quảng bá du lịch chuyên n꧅ghiệp, rất tích cực của Thái Lan trên các phương tiện truyền thông lớn, các hội chợ, triển lãm du lịch lớn, với 27 văn phòng quảng bá du lịch của TAT ở các thị trường du lịch lớn trên thế giới. Mỗi năm họ đang chi 80 triệu USD cho các hoạt động này, còn Việt Nam chi 1,5 triệu USD thì khỏi cần ph🌳ải so sánh.
Đó là “6 nỗi sợ của du khách nước ngoài ở Việt Nam” như Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nêu. Trong 6 nỗi sợ này, "nỗi sợ bị chặt chém" là do ngành du lịch và ngành quản lý thị trường phải có trách nhiệm giải quyết, còn 5 “nỗi sợ” khác (giao thông lộn xộn, không an toàn; ăn xin, ăn cắp vặt; vệ sinh an toàn thực phẩm; rác rưởi, bụi bặm, nhà vệ sinh bẩn; văn hóa bán hàng) là các vấn nạn chung của xã hội ta hiện nay. “6 nỗi sợ” này không ph𒊎ải chỉ của “du khách Tây”, mà của cả “du khách ta” nữa, không phải chỉ của du khách, mà của mọi người dân. Chúng ta sống ở đây quanh năm, chúng ta còn sợ hơn cả “du khách Tây” vào du lịch mấy ngày.
Nhưng để giải quyết 6 nỗi sợ này cần rấ꧟t nhiều thời gian, công sức. Tôi muốn nói thêm rằng, không phải là ở Thái Lan không có “6 nỗi sợ này”. Họ có đủ hết, chỉ ở mức độ ít hơn Việt Nam mà thôi.
Không khó để hình dung những việc phải làm để đuổi kịp Thái Lan về du lịch. Nhưng chúng ta sẽ chọn gì: Một trận cầu th🍌ắng Thái hay một nền công nghiệp không k꧙hói vượt bạn?
Lương Hoài Nam