Chỉ chốc lát sau khi cái địa chỉ ấy được đăng lê♏n, nó được hưởng ứng và chia sẻ ꧑hàng nghìn lần.
Chỉ ch𒅌ốc lát sau khi chiếc xe buýt của Indonesia rời khỏi sân, tôi đọc được tin đãꦡ có những kẻ quá khích tìm cách tấn công đội bạn.
Những cái đầu nóng đã không hề ý thức được rằng, chính sự thiếu kiềm chế là nguyên nhân quan trọng khiến đội tuyển Việt Nam bị loại. Họ lặp lại tinh thần bạo lực ấy m👍ột cách vô thức.
Sau trận đấu, nhiều trọng tài trong nước cũng đánh giá, thủ môn Nguyên Mạnh đã nhận thẻ đỏ trực tiếp vì hành vi đánh nguội. Góc quay của truyền hình không cho thấy rõ điều đó, nhưng việc “trả đũa” của cầu thủ Việt Nam với đội bạn, là chuyện không khiến ai bất ngờ. Cầu thủཧ ta đã làm vậy suốt từ trận lượt đi.
Chúng ta đã thua cả hai trận đấu vì những tình huống phạm lỗi. Trận trước là một tình huống phạm lỗi của Ngọc Hải với Lilipa꧑ly dẫn đến quả penalty quyết định trận♕ đấu.
Đội tuyển đã không thua vì lối chơi hay trình độ, mà thua v🅘ì khả năng kiềm chế. Tính bạo lực đã luôn là một phần nhức nhối của cả nền bóng đá, với những ví dụ nhiều không kể xiết. Chiếc thẻ đỏ hôm qua hình như là một cao trào của “tập quán” giải quyết vấn đề bằng nắm đấm.
Gọi là “tập quán”, không phải chỉ bởi nó phổ biến trên sân cỏ. Nó còn phổ biến trong đời sống. Những lời kêu gọi thanh toán trọng tài Fu Ming vì chiếc thẻ đỏ, việc tấn công xe buýt của đội bạn, kh🎃iến cho tôi không thể không liên tưởng từ bạo lực sân cỏ đến bạo lꦰực trong đời sống.
Cũng không cần lấy quá nhiều ví dụ về v൩iệc xã hội chúng ta đang đối mặt với vấn đề bạo lực ra sao. Sự dung túng bạo lực trong xã hội không thể h🅠iện bằng những vụ án hình sự gây choáng váng. Có những hành vi bạo lực thậm chí đang dần trở thành bình thường, đến mức mà người ta không nhận ra nó là bạo lực nữa. Như là bạo hành gia đình, hay là sự giẫm đạp lẫn nhau ở các lễ hội. Chúng ta dung dưỡng những điều đó lâu đến mức chúng đang lặp đi lặp lại như thể rất bình thường.
Hay là chuyện “ăn miếng-trả miếng”, ai chơi xấu thì ta trả thù, có phải đã được “bình thường hóa” đến mức ngay sau pha đánh nguội trả đũa của thủ môn Mạnh, lại là lời kêu gọi trả thù trọng🧜 tài của một nhóm rất đông cổ động viên.
Đêm qua, tôi ngủ nhờ một đồn biên phòng cách cột mốc biên giới chỉ vài cây số. Xung quanh chỉ toàn rừng núi. Các chiến sĩ ăn cơm rất sớm, rồi háo hức tập trung chờ đợi trước chiếc TܫV. Tôi đã nghe bộ đội râm ran về trận bóng suốt từ chiều. Ở giữa những vách núi cao vợi này, trận đấu ấy là một thứ gì rất quan trọng với đời sống tinh thần của các anh.
Sáng nay, các chiến sĩ dậy sớm đi làm. Đồn biên phòng đang được xây mới. Trên công trường, tôi thấy những chiếc áo xaꦏnh hỏi nhau. “Đêm qua bóng đá như thế nào?” - một người không được xem hỏi. “Thua mà, bị thẻ đỏ nên thua” - một anh khác nói. “Điên à?” - người lính phản ứng rất mạnh, rồi đứng sững lại, lẩm nhẩm - “Thế tức là bị loại?”.
Cũng giống người lính sáng nay ngỡ ngàng, ít người nghĩ rằng chꦫúng ta kém hơn Indonesia về trình độ đá bóng. Và khi tôi chứng kiến tất cả khung cảnh ấy, từ háo hức chờ đợi đến ngỡ ngàng thất vọng, ở cái mảnh đất heo hút này, tôi tự hỏi☂: Thua thế có đáng không?
Câu trả lời tất nhiên là không đáng.
Rồi tôi lại tự hỏi mình: Thua thế có hợp lý không? Câu trả lời, rất tiếc, lại là có. Việc đòi tấn công trọng tài, tấn công đội bạn sau trận đấu thể thao kia, đã minh họa rõ ràng cho việc chúng🦄 ta có một thứ văn hóa xấu xí về việc dung túng bạo lực. Thẻ đỏ, penalty, chỉ là biểu hiện nhỏ của văn hóa ấy.
Đức Hoàng