Klose là một tay săn bàn thượng thặng, song lịch sử có không ít những sát thủ trong vòng cấm kiểu như anh. Klose đặc biệt ở chỗ anh đã làm được điều mà Lionel Messi, Thierry𒉰 Henry và Diego Maradona không có đủ dũng khí để làm: thừa nhận hành vi gian dối.
Ngày 26/9/2012, Serie A chứng kiến một sự kiện hiếm có. Phút thứ tư của trận Lazio gặp Napoli𒆙ꦛ, Klose theo bản năng đã dùng tay đưa bóng vào lưới. Sau khi ăn mừng, có lẽ lương tâm trỗi dậy, anh đã thừa nhận với trọng tài Luca Banti việc mình ghi bàn sai luật. Banti nghe theo Klose, khước từ bàn thắng và cho Napoli hưởng quả đá phạt.
Klose đã chuẩn bị tinh thần để nhận một thẻ vàng. Nhưng cán﷽h tay của Banti không cho vào túi móc thẻ, mà chìa ra để bắt tay tiền đạo người Đức. Các cầu thủ Napoli, đặc biệt là thủ thành Morgan De Sanctis, cũng ôm lấy Klose như thể anh là đồng đội của họ. Chỉ trước đó một năm, AC Milan và Juventus hòa nhau 1-1 trong một trận đấu mà trọng tài đã tước đi bàn thắng hợp lệ của Sulley Muntari. Thủ thành Gianluigi Buffon nói thẳng là anh không kịp nhìn thấy bóng đá qua vạch vôi chưa, nhưng nếu có thì anh cũng... chẳng nói. Ở một xứ sở mà bóng đá đi liền với sự thực dụng, hành động của Klose quả thực rất khác biệt và có sức lan tỏa lớn.
Đấy không phải là lần duy nhất Klose thể hiện tinh thần fair-play. Ngày 30/4/2005, khi còn thi đấu tại Bundesliga trong màu áo Werder Bremen, Klose bị 🃏thủ thành Armenia Bielefeld Mathias Hain cản ngã trong vòng cấm và kiếm về cho đội nhà một quả phạt đền. Nhưng chính anh đến phân trần với trọng tài là đối phương đã chạm vào bꦕóng trước và đấy là một pha va chạm hoàn toàn hợp lệ. Klose đã nhận giải Fair Play cho hành động ấy. Và bạn biết anh ấy nói gì không? Anh bảo: "Thật vinh dự khi nhận danh hiệu này. Nhưng tôi hơi bối rối, bởi với tôi đấy là việc phải làm. Và tôi sẽ luôn thi đấu trung thực như thế trong suốt sự nghiệp của mình".
Ngày 15/5 năm nay, Klose đá trận cuối cùng trong màu áo Lazio, không ai biết đấy cũng sẽ là trận đấu khép lại sự nghiệp của tiền đạo này. Hôm ấy, Klose ghi bàn thứ 54 trong màu áo Lazio, để trở thành chân sút nước ngoài ghi nhiều bàn nhất trong lịch sử CLB này. Khi người phát thanh đọc danh sách các cầu thủ ra sân, đến tên của tiền đạo người Đức thì chỉ đọc phân nửa là "Miroslav", các khán đài đồng thanh hô tiếp "Klose". Các cầu thủ Lazio hôm ấy mặc áo thun có tên anh trên đó để tri ân và chào từ biệt. Antonio Candreva nói sau trận đấu: "Chúng tôi chia tay một tài năng, một người bạn, một người anh, một người thầy và một huyền thoại. Klose luôn là tấm gương của chúngꦉ tôi trên sân tập lẫn thi đấu".
Không chỉ trung thực, Klose còn khiêm tốn - một sự khiêm tốn đáng ngạc nhiên với một trung phong hàng đầu thế giới như anh. Anh là chân sút ghi nhiều 🧸bàn nhất trong lịch sử đội tuyển Đức (71 bàn), cũng là chân sút số một lịch sử World Cup (16 bàn). Vì quá yêu Ronaldo, đã có nhiều người hơi "giận" khi🍌 anh phá kỷ lục ghi bàn tại World Cup của huyền thoại người Brazil. Nhưng ngày anh đi vào lịch sử, chính Ronaldo cũng đã chúc mừng.
Lịch sử cần những ngôi 🐽sao ghi bàn hào nhoáng như Ronaldo, nhưng nó cũng cần những chân sút bình dân như Klose. Trong 16 bàn của anh ở World Cup, tất cả đều đến trong vòng cấm, đều là những pha chạm bóng thoạt trông rất đơn giản. Nhưng, như Johan Cruyff từng nói, chơi bóng đơn giản là điều khó nhất trên đời.
Klose là một tiền đạo kiểu cũ, những người bám vòng cấm và đánh hơi những cơ hội. Euro 2016 vừa qua, nhìn các tiền vệ thaꦜy phiên nhau bố ráp vòng cấm của đối thủ mà không thể đưa bóng vào lưới, HLV Joachim Low có lẽ đã ước ao 💮có Klose làm nốt phần việc cuối cùng. Sau khi chia tay Lazio cuối mùa bóng trước, Klose đã có thể sang Mỹ hoặc châu Á, nhưng Liên đoàn bóng đá Đức muốn mời anh vào Ban huấn luyện, có lẽ vì mong muốn anh truyền đạt cho các đàn em cách "đánh hơi" tình huống ghi bàn.
Klose cũng là cái tên biểu trưng cho một châu Âu rộng mở với người nhập cư. Khi Thủ tướng Đức Angel Merkel ca ngợi thầy trò Jurgen Klinsmann cho một World Cup 2006 quá thành công, cả về mặt thể thao lẫn chính trị, bà có ý cảm kích những cầu thủ nhập cư như Klose. Sinh ra tại Ba Lan và sống ở đó đến năm 8 tuổi, nhưng Klose lại chọn Đức làm màu áo đội tuyển quốc gia. Và khi được hỏi xem mình là một n꧋gười Đức hay Ba Lan, Klose đã nói: "Tôi xem mình là một người châu Âu".
Khi nói câu ấy, có lẽ Klose không hề có hàm ý chính trị dù nó thật sự làm đẹp lòng những nhân vật chủ trương mở cửa như Merkel. Trong sự nghiệp, Klose cũng nhiều lần khẳng định mình tránh né những chủ đề chính trị. Anh chỉ thích chơi bóng, và anh phẫn nộ khi các CĐV của Lazi﷽o đã lấy hình ảnh của mình để cạnh phù hiệu SS (tổ chức vũ trang của Đức quốc xã, đồng minh của Italy trong chiến tranh thế giới thứ hai).
Klose không quên nguồn cội như một số người Ba Lan đã gán ghép. Chẳng qua anh là biểu tượng trầm mặc của một châu Âu thống nhất. Anh và vợ cho con học tiếng Đức ở trường, nhưng về nhà thì giao tiếp bằng tiếng Ba Lan. NDR, đài phát thanh nổi tiếng của Đức, trong ngày Klose giải nghệ đã gọi an🔴h là "siêu sao thầm lặng".
Khi Klose giải nghệ, anh là chân sút ghi nhiều bàn quốc tế nhất trong thế kỷ 21, l💞à cầu thủ thứ hai trong lịch sử ghi bàn trong bốn kỳ World Cup khác nhau, sau Pele. Nhưng dường như anh không để lại một sự náo động nào trong suốt sự nghiệp. Không scandal, không phỏng vấn cá nhân, ít khi lên truyền hình. Anh thậm chí còn không có cả biệt danh để dễ nhớ.
Ngày anh giải nghệ, giữa lúc các giải vô địch châu Âu đang diễn ra hối💝 hả, có chăng là một chút kỷ niệm về những cú nhào 🐭lộn ăn mừng bàn thắng, nụ cười hiền và một tâm hồn đẹp để nhắc nhở chúng ta rằng: "Hạnh phúc đâu chỉ có cơm ngon và áo đẹp... Cuộc đời còn có cả những nụ hôn".
Hoài Thương