Một bệnh nhân bỏng thực quản do uống axit, phải đặt ống mũi🌠-dạ dày để nuôi ăn. |
Chuyên khoa tai mũi họng từng tiếp nhận nhiều ca bỏng đường ăn như miệng, họng, dạ dày, ruột non; trong đó bỏng thực quản vừa phổ biế🎃n vừa nguy hiểm. Nguyên nhân thườngꦕ gặp nhất là uống phải acid hoặc xút.
Các ca bỏng thực quản thường xảy ra do cố tình hoặc uống nhầm 🐷hóa chất. Dù thế👍 nào thì hậu quả cũng rất trầm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Đầu tiên, nạn nhân cảm thấy nóng, rát bỏng trong miệng, họng, lưỡi; nóng sau xương ức. Trường hợp nặng (như uống với lượng nhiều, độ acid đậm đặc) có thể gây choáng và tử vong do thực quản bị thủng, viêm trung thất, xuất huyết đường tiêu hóa do rối loạn điện giải...
Sau khi vượ๊t qua giai đoạn đầu (4-5 ngày đầu tiên), bệnh nhân thấy cơn đau dịu dần, có thể ăn uống được, cảm giác trong người khỏe hơn (1-2 tuần).
Tiếp đó, bệnh chuyển sang giai đoạn 3: sẹo hẹp thực quản. Quá trình sẹo hẹp tăng dần, lòng thực quản ngày càng hẹp. Biểu hiện của bệnh nhân lúc này là nuốt nghẹn: lúc đầu ăn cơm được, nhưng sau đó nuốt nghẹn, nuốt khó nên phải chuyển sang ăn cháo, rồi cháo nuốt cũng không vào, đành chuyển sang ăn súp rồi chỉ uống sữa, thậm chí uống sữa và uống nước cũng không được do lòng thực quản đã bị chít hẹp hoàn toàn. Lúc này, bệnh nhân cảm thấy đói cồn cào và khát khô cả người nhưng không làm sao ăn uống được. Tình trạng sức khỏe bắt đầu giảm sút nhanh chóng, toàn thân rũ rượi, giảm cân nhanh (mỗi ngày có thể giảm 1-2 kg). Sau 5-7 ngày, cơ thể gầy tóp, da nhăn nheo, mặt mũi hốc hác, đi lại không vững, cuối cùng tử vong do suy kiệt.
Việc điều trị bỏng thực quản khó khăn và vất vả cho cả bệnh nhân lẫn thầy thuốc. Đối với những trường hợp mới bị bỏng, sau giai đoạn cấp cứu, cần đặt ống nuôi ăn qua mũi xuống dạ dày. Tác dụng của ống là cung cấp trực tiếp thức ăn vào dạ dày và ngăn ngừa sự dính và hẹp thực quản. T🐭uy nhiên, nó không ngăn chặn được quá trình tạo sẹo của thực quản khi đã bị bỏng.
Ở các vết bỏng ngoài da, sau giai đoạn lành vết thương sẽ đến giai đoạn sẹo co rút da. Nếu bị bỏng ở vùng cổ - cằm, sẹo sẽ kéo cằm và môi xuống, làm bệnh nhân ngậm miệng lại kh♐ông được, ăn uống khó khăn. Còn thực quản giống như một đoạn ruột, có niêm mạc rất mỏng manh, dễ bị hủy hoại bởi các chất ăn mò𓂃n, đặc biệt là acid và xút. Vì vậy, trong quá trình hình thành sẹo, nó sẽ bị co dúm lại và làm chít hẹp lòng thực quản; và ống nuôi ăn chỉ có thể giúp ngăn ngừa sẹo dính mà thôi.
Để lòng thực quản khỏi hẹp, thầy thಞuốc phải nong thực quản bằng các ống nong đặc biệt, có nhiều kích cỡ từ nhỏ đến lớn. Tuy nhiên, do thực quản bị tổn thương nên k🉐hi nong cũng có thể xảy ra tai biến rất nguy hiểm, đó là viêm trung thất. Quá trình nong thực quản nếu thành công cũng phải kéo dài 2-3 năm hoặc lâu hơn.
Trong trường hợp các biện pháp điều trị trên không đạt kết quả, bác sĩ phải mở dạ dàܫy thông ra da để nuôi ăn. Nếu dạ dày cũng bị phỏng thì phải mở ruột non thông ra da. Sau đó, họ tái tạo đường ăn mới cho người bệnh (như nối dạ dày lên thực quản hoặc bụng, dùng đoạn ruột già để thay thực quản). Đây là những phẫu thuật khó, nhiều nguy cơ, ꦆđòi hỏi phải được thực hiện ở những trung tâm lớn, phối hợp nhiều chuyên khoa như ngoại tiêu hóa, lồng ngực, tai mũi họng...
Sức Khỏe & Đời Sống