🌊Ngày 20/2, ông Trần Ngọc Nhật - đại diện Công ty Cổ phần Hoàn vũ Sài Gòn (Unicorp) - cho biết định hướng kinh doanh mới của tổ chức Miss Universe (viết tắt: MUO) không còn phù hợp với chiến lược, mục tiêu phát triển của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam. Từ năm nay, quyền cử thí sinh trong nước đến Miss Universe sẽ thuộc về một đơn vị khác. Hiện tên đơn vị này chưa được công bố.
🌃Tuy nhiên, phía Unicorp cho biết vẫn sẽ là đơn vị tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023 theo đăng ký, nắm giữ bản quyền tên gọi trong nước. Dự kiến, chung kết cuộc thi diễn ra cuối năm.
Ông Trần Ngọc Nhật lý giải ở vai trò tổ chức, cuộc thi mong muốn tạo ra sân chơi về nhan sắc chuyên nghiệp, phục vụ nhu cầu giải trí cho khán giả. Hiện khán giả quan tâm khi Unicorp ngừng cử người thi Miss Universe, á hậu Lê Thảo Nhi🌺 có còn quyền dự sự kiện này hay không. Đại diện Unimedia - đơn vị quản lý người đẹp - chỉ cho biết: "Nếu có cơ hội hoặc cuộc thi sắc đẹp phù hợp và Thảo Nhi sẵn sàng tham gia, chúng tôi sẽ tạo điều kiện và đồng hành cùng cô ấy".
🌼Unicorp là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tổ chức các cuộc thi sắc đẹp, chủ thương hiệu Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, từng giữ quyền tổ chức cuộc thi Miss Universe năm 2008, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam các năm 2015, 2017. Từ năm 2019, Unicorp trao quyền cho Công ty TNHH Universe Media Vietnam (UniMedia) tổ chức Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam 2019, 2022.
Từ 2008 đến 2022, Unicorp từng cử nhiều thí sinh Việt Nam tham gia Miss Universe, như Nguyễn Thùy Lâm (2008), Võ Hoàng Yến (2009), Vũ Hoàng My (2011), Diễm Hương (2012), Trương Thị May (2013), Phạm Hương (2015), Lệ Hằng (2016), Khánh Vân (2020), Kim Duyên (2021)... Thành tích tốt nhất thuộc về Hoa hậu H’Hen Niê năm 2018, vào top 5 chung cuộc. Người đẹp gần nhất đơn vị cử đi thi là Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 - Ngọc Châu - nhưng cô trắng tay.
🌱Sự việc diễn ra trong bối cảnh MUO gửi thư tới các giám đốc quốc gia về nội dung đấu thầu để duy trì bản quyền cuộc thi.
Ngày 8/2, theo Sash Factor, 🍨công ty PT Capella Swastika Karya tuyên bố mua thành công bản quyền cử thí sinh Indonesia tham gia Miss Universe. Trước đó, tổ chức Puteri Indonesia (YPI) nắm giữ bản quyền hơn ba thập niên.
ღĐại diện bộ phận truyền thông của YPI cho biết sốc trước sự việc. Người này cho biết, ngày 25/1, MUO gửi thư thông báo sẽ diễn ra cuộc đấu thầu để gia hạn giấy phép từ năm 2023. Phía này còn tố cáo MUO đưa ra đề nghị phải trả phí cao hơn gấp 10 lần con số cũ nếu muốn tiếp tục giữ bản quyền.
🏅Malz Promotions - đơn vị cử thí sinh Ghana thi Miss Universe - cũng từ chối trả thêm tiền để gia hạn bản quyền. Một số đơn vị từng nắm bản quyền cuộc thi ở Belize, Malaysia... cũng lần lượt rút khỏi cuộc chơi.
Cuối 2022, tỷ phú Thái Lan Anne Jakkapong Jakrajutatip, xác nhận chi 20 triệu USD mua lại💫 tổ chức Miss Universe, trở thành người chuyển giới đầu tiên làm chủ cuộc thi. Trước việc bị cho tăng phí đấu thầu gấp 10 lần, bà Anne Jakapong Jakrajutatip - phủ nhận. Thông qua tài khoản cá nhân trên mạng xã hội, bà cho biết Miss Universe gửi mẫu đơn đăng ký đấu thầu là để giúp các giám đốc quốc gia thể hiện tiếng nói và quyền tự quyết, cũng như để nắm bắt chiến lược phát triển của các công ty. Bà nói những thông tin lan truyền là giả mạo, MUO sẽ có thông báo sau về việc này.
Miss Universe𒆙 ra đời năm 1952, do công ty quần áo Pacific Mills ở California (Mỹ) sáng lập. Bản quyền cuộc thi từng thuộc về một số đơn vị trước khi được nhượng lại cho Donald Trump năm 1996. Sau khi chuyển sang nghiệp chính trị, ông Trump bán bản quyền Hoa hậu Hoàn vũ cho IMG Models - công ty người mẫu có trụ sở ở New York (Mỹ). Với 72 năm lịch sử, Miss Universe là một trong hai sân chơi nhan sắc lâu đời và lớn nhất hành tinh, bên cạnh Miss World.
Vào tháng 1, cuộc thi lần thứ 71 diễn ra ở Mỹ. R'Bonney Gabriel, 28 tuổi, thí sinh nước chủ nhà, đăng quang.