Có một ngày thứ 6, tôi phát hiện ra một số học sinh phải ngồi đợi khá lâu khi các bạn khác đang ăn ngon lành. Hỏi thì bọn trẻ trình bày, vì con đăng ký món cơm rang nên phải đợi lâu. Cô nhân viên bếp mặc một bộ đồ trắng, tay đi găng và đeo khẩu trang, tiến lại phía cô trò và xin lỗi về sꦫự chậm trễ. Cô cũng giải thích thêm, việc phải kiểm định an toàn thực phẩm khi nhận từ đơn vị nấu nướng.
Trước khi cho các con ăn, nhân viên bếp ăn sẽ mở ra kiểm tra lại. Cơm và thức ăn có tươi mới, màu sắc có bình thường, có bột ngọt trong gia vị hay không - quy định suất ăn của trường không cho phép có bột ngọt và gia vị lạm dụng hóa chất. Ở đây, giáo viên không được đổi suất ăn cho con khi con đề nghị, hay tuyệt đối không dùng lại thức ăn thừa của nhóm trước cho nhóm sau, dù chỉ là cơm trắng, và nhà bếp sẵn sàng bắt học sinh chờ cho tới khi hoàn tất quy trình. Các quy định về rửa tay và vệ sinh dụng cụ ăn uống, bàn ăn ✤cũng niêm yết rõ ràng.
Nhưng đó là một ngôi trường dân lập vốn không dành cho con nhà thu nhập thấp. Học phí chỉ thua nhóm trường tư cao cấp. Phụ huynh đa số thuộc nhóm tru💝ng lưu, và sẵn sàng lên tiếng nếu con cái có phàn nàn điều gì. Nhà trường cũng rất cẩn thận trong việc bảo vệ tên tuổi của họ.
Không phải trường học nào cũng có tiêu chuẩn bếp ꧑ăn riêng và đảm bảo an toàn thực phẩm như nơi này. Ở không ít trường cấp một, cấp hai khác tôi từng tới thăm hay tham gia giảng dạy, gần như toàn bộ suất ăn trưa và ăn xế được cung cấp bởi một bên thứ ba. Đó là các công ty tư nhân bên ngoài. Họ nấu ở đâu đó, chở đến trường lúc 11 giờ trưa và 3 giờ chiều phân phát cho bọn trẻ.
Tôi từng thấy có nhà cung cấp suất ăn trường học đựng canh, rau, thịt vào các chậu nhựa, xô nhựa hay xô tôn. Họ chia cơm và thức ăn vào các khay nhựa cho các ch💮áu. Tôi đã rất băn khoăn, khi đựn♍g cơm nóng, canh nóng trong đồ nhựa công nghiệp, liệu có đủ an toàn? Chưa kể đến việc các trường liệu có kiểm tra được nguyên liệu đầu vào.
Những suất ăn được nấu ở đâu đó, rồi chở đến cổng trường mỗi ngày không còn là chuyện xa lạ với các trường học trên cả nước. Nhưng chấ𓄧t lượng thực phẩm thế nào, xuất xứ từ đâu, ai đảm bảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng cho bọn trẻ vẫn là câu hỏi của cả trăm nghìn phụ huynh có con bán trú.
Hai năm trở lại đây, số lượng các vụ ngộ ♕độc thực phẩm tại các trường học xảy ra thường xuyên và đáng báo động. Tháng 11 năm 2018 có đến hơn 223 trẻ bị ngộ độc thực phẩm tại trường Mầm non Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nguyên nhân chính là do các em ăn bánh ngọt nhiễm khuẩn Salmonella tub 2 được sản xuất tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Nguyên Cát, Bắc Ninh. Hôm qua và hôm nay, trong số hơn 1.000 cha mẹ ở Thuận Thành, Bắc Ninh dắt díu nhau đưa con về Hà Nội ki♌ểm tra nhiễm sán sau khi phát hiện thịt lợn bẩn từ một công ty cung cấp thực phẩm trường học, nhiều người đã khóc khi cầm tờ kết quả trên tay... Và còn nhiều nữa, những vụ việc ở quy mô nhỏ hơn khác.
Mọi thiệt hại về sức khỏe và tài chính gia đình các em vẫn đang phải chịu, chưa bên nào nhận trách nhiệm hỗ trợ đền bù. Nhiều hơn thế, tinh thần của các em sẽ ra sao? Liệu có biến chứng sau điều trị? Những buổi nghỉ học bị mất bài cả tuần lễ, lịch s💙inh hoạt bị đảo lộn. Cha mẹ cũng phải nghỉ làm để lo cho con, họ bị giảm thu nhập, gia đình hoang mang... Và còn cả niềm tin vào trường học.
Sự vô trách nhiệm của người lớn, 𓆉sự lỏng lẻo trong khâu quản lý hay vì lợi ích nào khác đã tiếp tay cho tội ác và gián tiếp đ♈ầu độc bọn trẻ qua con đường ăn uống?
Đây không phải bài báo đầu tiên yêu cầu nghiêm cẩn với bếp ăn trường học. Vô số cảnh tỉnh và biện pháp được đưa ra từ nhiề🎉u năm trước. Nhưng chúng ta, với tư cách phụ huynh, vẫn chưa thể biết: bao nhiêu trường học có ban kiểm duyệt nguồn thực phẩm an toàn mỗi ngày được nhập vào bếp ăn? Bao nhiêu trường học cho phép phụ huynh tham gia vào ban kiểm tra an toàn thực phẩm hay thanh tra bất kì vì sự an toàn sức khoẻ của chính các con? Bao nhiêu giáo viên, nhân viên trong các trường và học sinh được tuyên truyền về an toàn thực phẩm, sức khoẻ và phòng tráဣnh rủi ro ngộ độc dưới mái trường?
Bếp ăn꧙ và suất ăn tr♌ường học, không phải là câu chuyện của cảm xúc phụ huynh hay trách nhiệm của từng ngôi trường cụ thể, nó đủ lớn để trở thành một vấn đề lập pháp trên bàn Quốc hội tháng 5 này.
Chu Thị Vân Anh