11h ngày đầu tháng 1, những đứa trẻ chạy ùa vào căn nhà tôn sau buổi học. Nhà nằm giữa sân trường, r💜ộng chừng 60 m2, toàn bộ được làm bằng tôn, thay cho nhà ăn bê tông kiên cố đã bị cơn lũ cuối tháng 10/2020 đánh sập một phần móng, trơ lại hàm ếch bên con suối p🍃hía sau trường.
Trong khi một nhóm học sinh xuống bếp bưng đồ ăn, nhóm khác sắp bát đĩa, kéo lê ghế nhựa cũ vào quanh chiếc bàn inox tròn. Hồ Văn Sùng, học lớp 9, vừa tựa vào vách nhà đã vội thu người lại. Dù🧜 là nắng mùa đông, vách tôn vẫn nóng ran.
Sùng cùng em tr✤ai Hồ Văn Sò (lớp 7) và Hồ Thị Sường (lớp 2) đều đang học ở ngôi trường này. Ba em mồ 🍸côi cha mẹ, sống với anh trai đã lập gia đình. Cơn lũ chiều 28/10 năm ngoái đã cuốn trôi ngôi nhà của Sùng. Thầy cô biết chuyện, cho các em được bán trú, dù tính cự ly từ nhà đến trường không đủ 5 km.
Ở một bàn khác, Hồ Thị Phụng mới 6 tuổi đã thành thạo dùng đũa gắp thức ăn, và cơm trong chiếc bát nhựa in hoa hồng cũ ngả màu. Nửa bữa cơm, món cá nấu với chuối xanh đã hết, Phụng nở nụ cười hồn🐭 nhiên ăn hết phần cơm trắng của mình.
Trong căn nhà tôn, hai chiếc quạt công nghiệp được bật hết công suất. Ba cánh cửa ra vào, cùng năm cửa sổ được mở toang nhưng vẫn không giảm được nóng khi trời nắng. Trời mưa thì sân trường loét nhoét bùn đất, mấy đứa trẻ phải che thức ăn khi bưng từng thau cơm, canh từ d💯ưới nhà bếp cách nhà ăn chừng 20 m.
Thầy Trần Văn Thắng, quyền hiệu trưởng trường Phổ thông thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Phước Kim đứng quan sát lũ trẻ dùng bữa. Thi thoảng, thầy cùng các giáo viên dặn trẻ không khua đũa🌄 vào bát khi dùng bữa, không để thức ăn rơi xuống bàn và nền nhà...
Thiên tai đã làm thay đổi khung cảnh vốn bình yên ở miền núi Phước Sơn. ไNhững mảnh đồi xanh sạt lở nham nhở, như bị móng vuốt của con thú lớn cào xéꦐ, để lộ ra những vết thương đỏ quạnh, loang lổ. Đường đến trường của lũ trẻ và những thầy cô thêm dài, bùn non ngập gần tới đầu gối.
Khối nhà ăn hai tầng của nhà trường bị hư hỏng, tầng dưới là nhà ăn, tầng trên là phòng học v꧙à bán trú nằm cách con suối chừng 2🍎0 m, nhưng vẫn bị nước lũ tấn công. Một vệt nền nhà dài chừng 10 m bị lũ cuốn mất phần móng, trơ ra khung bê tông, rác và bùn non ngập đến nửa mét.
Gần 3 tuần sau trận sạt lở, khi những con đường đến trường được khơi thông đất đá, trẻ Phước Kim mới được đến trường. Lo sợ học sinh hiếu động đi vào khu nhà ăn sụt lún, t♚hầy cô làm các ô thép B40 vây lại từ phía sau. Cửa được khóa kín.
Phước Kim là xã thiệt hại nặng nề vì lũ quét và sạt lở đất đá trong cơn bão Molave (số 9). Hơn 50 học sinh mất nhà. "Chúng tôi linh động cho 41 em ăn bán trú cùng𒁏 204 em đủ tiêu chuẩn, bởi đường đi lại còn nhầy nhụa v🌳à các em không có nhà để về, chưa nói đến việc có gì để ăn", thầy Thắng nói.
Những ngày đầu, các em phải ăn bán trú ngay trong phòng ඣhọc. Do phòng chật, lũ 🐲trẻ phải chia thành hai đến ba ca mới ăn xong bữa. Biết điều kiện ăn ở của lũ trẻ, một nhóm thiện nguyện đã giúp dựng lại căn nhà tôn. Địa điểm được chọn là giữa sân trường vì không còn nơi nào bằng phẳng và đủ diện tích.
Căn nhà tôn hiện tại mới giúp học sinh có nơi ăn đỡ mưa, nắng. Thầy Thắng nói, về lâu dài, nhà trường tính hai phương án. Một là đậ꧋p bỏ khối nhà ăn bị sạt để xây mới, nhưng rất tốn kém. Hai là kè bê tông vào phần móng, rẻ tiền hơn nhưng kinh phí của trường cũng như chính quyền còn hạn hẹp.
Bữa ăn của học sinh bಞán trú của trẻ hiện tại là 25.000 đồng. Trừ tiền mắm, muối, chất đốt..., mỗi em còn 17.000 đồng, chia cho ba bữa. Bữa sáng, nhân viên cấp dưỡng vẫn nấu cơm nhưng thường trẻ sẽ ăn mì tôm. Bữa trưa và🤡 tối được thay đổi luôn phiên bằng thịt và cá.
"Mì gà là món ăn xa xỉ với các em", thầy Thắng nói khi kể về việc lũ trẻ đã sung sướng khi một đoàn th🔯iện nguyện đến trường, nấu cho các em một bữa ăn mì Quảng. Trong suy nghĩ của thầy, "nếu có thêm tiền" thì mỗi bữa trẻ sẽ tăng được một ít thịt.
Hồ Văn Sùng nói thích ăn thịt hơn cá vì "ngon hơn". Ở nhà các em cũng đượ🍨c ăn cá, vì có thể bắt được ở suối. Còn thịt chỉ có thể chở từ dưới xuôi lên. 15 tuổi, Sùng nặng 35 kg, chỉ nhỉnh hơn 3 kg so với cân nặng trung bình c﷽ủa một đứa trẻ 10 tuổi. Cậu bé cũng chỉ nhỉnh hơn 1,3 m.
Những đứa trẻ ở vùng cao này đều thấp, còi,🌄 nước da rám nắng và đôi mắt sáng. "Chế độ ăn uống của học sinh có hạn, nên dù cố gắng đến đâu bữa cơm vẫn thiếu dinh dưỡng", chị Lê Thị Thảo, 44 tuổi, nhân viên cấp dưỡng 23 năm ở vùng miền núi nói.
Với mong muốn mang đến một năm mới 𓆏ấm áp cho trẻ em vùng sạt lở tại Nam Trà My, Phước Sơn (Quảng Nam) và Đăk Glei (Kon Tum), Quỹ Hy💧 vọng tổ chức tặng quà và ăn Tết cùng học sinh ở các trường THCS Dân tộc nội trú Trà Leng, Phước Kim và Phước Thành...
Chúng tôi m🅺ong nhận được sự ủng hộ của độc giả để hoàn thành mục tiêu 2.000 phần quà cho chương trình lần này. Độc giả có thể chung tay đưa Tết đến với những hoàn cảnh khó khăn cùng Quỹ ꩵbằng cách ủng hộ .
Được vận hành bởi báo VnExpress và Công tꦬy Cổ phần FPT, Quỹ Hy vọng theo đuổi hai mục tiêu: Hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn và tạo động lực phát triển. Mời bạn xem thêm thông tin về Quỹ .