Tôi đã đi nhiều nước nên tôi hiểu vấn đề văn hóa buôn bán có ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh một quốc gia, cũng như chất lượng của cuộc sống. Những việc chủ quán hét giá, “chặt chém”, đặc biệt là đối xử vô lễ với khá🗹ch, sẽ khiến mọi người ai cũng đều có cảm thấy rất khó chịu. Trước vấn đề này, tôi xin chia sẻ với các bạn về một số kinh nghiệm mua bán ở các nước mà tôi từng ♌đặt chân đến.
Văn hóa bán hàng ở Mỹ và Tây Âu thì có thể nói là rất tốt. Tôi sống ở nước ngoài khá lâu, nhưng tôi chưa gặp trường hợp nào khiến mình phải khó chịu trong việc mua bán. Xét về giá cả, thì ở đâu cũng có những nhà hàng đắt tiền. Những nhà hàng nổi tiếng ở một thành phố hạng trung nơi tôi sống thì một đĩa thịt bò giá 120USD hay ly rượu vang giá 40USD cũng không có gì là lạ. Cái đáng nói là giá cả đã được ghi rõ trên thực đơn. Bạn vào nhà hàng mà thấy không trả được thì cứ đi, không việc🍸 gì phải ở lại.
Một lần tôi đi du lịᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚch sang Costa Rica, một đất nước Trung Mỹ thuộc loại nghèo. Ở các địa điểm du lịch nổi tiếng như La Fortuna, các hàng quán mọc lên s🍌an sát. Giá cả không rẻ chút nào. Một đĩa thịt bò vào năm 2008 là 16 USD, cũng gần với giá ở Mỹ trong các cửa hàng bình dân, nhưng các nhà hàng đều có thực đơn để trước cửa với giá cả rõ ràng. Bạn tha hồ tham khảo trước khi vào cửa hàng để ăn.
Khi tôi đi ra khỏi những khu du lịch đắt đỏ đấy thì thấy cu🍃ộc sống người dân cũng không khá hơn ở Việt Nam là bao. Xe buýt cũ kỹ, nhà cửa cũng không cao to hay sáng sủa, và cửa hàng cũng bán những thứ na ná như ở Việt Nam, vì đấy là đất nước nhiệt đới.
Nhưng các cửa hàng đều có niêm yết giá rõ ràn♔g. Tôi mua cà phê vì cà phê Costa Rica nổi tiếng, giá cả đã 𒈔có sẵn trên bao bì, độ khoảng 2,5USD cho nửa kg cà phê xay sẵn. Tôi nói không được nửa câu tiếng Tây Ban Nha, các bạn tôi tóc vàng mắt xanh, nhìn vào ai cũng biết là dân du lịch nhưng giá cả vẫn như thế, không ai bị "chém" cả.
Một lần tôi đi Ec🧸uador, đất nước nằm ngay trên đường xích đạo. Nước ấy cũng khá nghèo, ở những khu du lịch thì giá cả cũng đắt đỏ nhưng đều có niêm yết sẵn. Tôi đi lang thang khắp thủ đô Quito, đến khi đói thì ghé vào một hàng ăn xập xệ. Phục vụ mang cho tôi một thực đơn, chỉ toàn là tiếng Tây Ban Nha và tôi chẳng thấy ghi giá gì. Tôi hìౠ hục tra quyển tự điển bỏ túi, rồi gọi một món mà tôi đoán là cơm gà.
(Xem thêm: 3 đĩa cơm gà 'chém' 580.000 đồng)
Khi phục vụ dọn ra thì quả là cơm gà, có hai cánh gà nướng, cơm trắng, lại thêm một chén đậu đen nấu với phó mát vốn phổ ཧbiến ở Nam Mỹ, một đĩa rau sà lách trộn và một bát nước chấm. Tôi ăn mà cứ lo lắng không biết giá cả làm sao. Nhưng bất ngờ thay, khi tính tiền thì chỉ có 2USD (tức chỉ hơn 40.000 đồng), lại thêm một lát cam tráng miệng. Tôi ngồi thêm một lúc thì thấy bảng giá viết bằng phấn được treo ở trên quầy.
Vậy đấy các bạn, tôi đã đi khá nhiều nơi nhưng bị “chặt chém” một cách bất ngờ thì chỉ có ở Việt Nam. Có lẽ, các cử🌠a hàng ăn ở nước ta nên xem lại cách làm việc này. Nếu là quán sang trọng, 💫cần phải tính tiền đắt thì cứ để giá trên thực đơn hay trên bảng phấn, để mọi khách hàng còn biết cách mà lường.
>> Xem thêm: Ly bưởi ép '70.000 đồng, trả t♔iền xong rồi biến đi’
Khanh Huynh
Chia sẻ bài viết của bạn về vấn nạn "chặt chém" tại đây.