Bức hình nhiếp ảnh gia Trần Mạn chụp cho hãng thời trang của Pháp đang nhận chú ý của nhiều khán giả. Theo trang 163, phần lớn ý kiến nhận xét ảnh xấu, làm người xem không thoải mái, thậm chí giật mình, gặp ác mộng vì đôi mắt ma quái của người mẫu. Hàng chục nghìn người cho rằng phía nhà mốt làm xấu hình ảnh người gốc Á, họ viết trên Weibo: "꧅Mỗi lần nhìn bức ảnh tôi đều phát khiếp", "Lẽ nào bôi xấu người gốc Á là nghệ thuật?", "Ngư▨ời gốc Á trong mắt họ là thế này ư?"...
Đông đảo khán giả đòi Dior và Trần Mạn giải thích về bức ảnh. Tài khoản Bala viết: "Họ cần trả lời bức ảnh này có đại diện cho quan điểm thẩm mỹ của họ về người Trung Quốc, có đại diện cho thẩm mỹ của Dior? Xin hỏi, Trần Mạn và các người mẫu của nhà mốt, có bao giờ họ dám kẻ mắt, trang đi💫ểm như thế này?".
Tuy vậy, một bộ phận khán giả cho rằng tác phẩm của Trần Mạn độc đáo. Tài khoản Lilao nhận xét chính đôi mắt, lối trang điểm có phần khoa trương làm người xem dừng mắt lâu ở 𝓡tác phẩm, tạo ấn tượng thị giác mạnh.
Tr🦋ần Mạn 41 tuổi, ♚là nhiếp ảnh gia hàng đầu Trung Quốc, hợp tác với nhiều thương hiệu và nghệ sĩ quốc tế. Cô từng tổ chức triển lãm tại Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Thái Lan, Anh, Tây Ban Nha, Italy...
Những năm gần đây, khán giả Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ với c♛ác thương hiệu thời trang quốc tế khi liên q♛uan vấn đề "làm xấu hình ảnh con người và văn hóa Trung Quốc".
Năm 2018, nhiều người cho rằng Dolce & Gabbana coi thường, châm biếm văn hóa dùng đũa qua một video quảng bá show thời trang. Sự phẫn nộ của người dân được đẩy lên khi nhà thiết kế Stefano Gabbana trả lời một khán giả gốc Hoa về video trên Instagram: "Không có các người chúng tôi vẫn sống tốt", kèm dòng viết là biểu tượng phân. Sau đó, bộ đôi nhà thiết kế Stefano Gabbana và Domenico Dolce xin lỗi người Trung Quốc. Dù vậy, hãng bị giới sao gốc Hoa tẩy chay. Từng tổ chức nhiều show ở nước này, hợp tác loạt sao hàng đầu nhưng từ sau sự việc, Dolce & Gabbana chưa tổ chức show và ✱khô🎉ng có đại sứ thương hiệu tại đây.
Nghinh Xuân (theo 163)