Bản thân tôi là một khách hàng quen thuộc của chợ Ngã Tư Sở. Tôi mua đồ ở đây từ thời học🐻 cấp 3 cho đến tận lúc vào đại họ🌼c. Với kinh nghiệm đi chợ lâu năm, tôi nhận thấy việc khách hàng bị bắt nạt không hoàn toàn do lỗi của người bán mà do cả lỗi của họ nữa.
Đôi khi khách mua một cái quần mà thử tới chục cái, đứng chọn mẫu tới cả tiếng rồi ra không mua cái nào. Chưa kể là thử xong người bán hỏi thì khách lại có thái độ tưng tửng nữa thì chẳng khác gì đổ thêm dầu vào lửa. Gặp những khách hàng như vậy thì dù người bán có mềm tính đến đâu vẫn ๊thấy muốn cáu.
Nhiều người thường hay khen ngợi người bán hàng♓ bên Nhật tính tình lịch sự, hòa nhã rồi đem so sánh với Việt Nam. Nhưng họ đã có lần nào đặt lại câu hỏi về bản thân rằng mình là ngꦍười mua hàng như thế nào? Thực tế có mấy người đi mua hàng với cung cách nền nã, lịch sự? Hay chủ yếu họ lại tỏ thái độ “ tôi là thượng đế”?
Một khi đã tự nhận "tôi là thượng đế" thì khách cũng thưởng cho mình quyền bới tung hàng mặc cho người bán phải xếp lại. Rồi khách còn có quyền thử khoảng chục đồ mà không mua đồ nào. Đừng nghĩ mình là thượng đế nên muốn làm gì thì làm. Tất 🧸cả đều có giới hạn của nó.
Một việc xảy ra đều cần phải nhìn nhận theo nhiều hướng. Đứng từ phía khách hàng, họ có thể phàn nàn vì đi lựa đồ, thử, không ưng mà đã bị chửi. Nhưng ☂đứng từ phía người bán, họ cũng sẽ có những bức xúc riêng. Vậy nên, khi đi mua hàng nếu có bị ăn mắng thì trước hết hãy nhìn lại mình, đừng đổ lỗi hoàn toàn cho người bán.
>> Xem thêm: Dọa chọc mù khách không mua mở hàng trong chợ Hà Nội
Le Phuong
Chia sẻ bài viết của bạn về đời sống xã hội tại đây.