Tất cả những phong tục tập quán, những ý nghĩa ngày Tết, cách chúc ông bà... mẹ đã nói cho hai con biết để các con có một khái niệm, một tình yêu thiêng liêng, một niềm vui náo nức mong chờ... Nhưng các con yêu ạ, mẹ còn nhiều những câu 🏅chuyện của mẹ, của dì, của ông bà ngoại... mà mẹ có thể kể cho các con nghe hết Tết này đến Tết khác cũng không bao giờ hết được.
Mai vàng xuân. Ảnh: Số hóa
Hôm qua, mẹ đã kể con nghe về nồi thịt kho trứng ngày Tết. Món thịt kho truyền thống với màu vàng của mật, màu trắng của trứng, vị bùi bùi🔯 béo béo của nước dừa... làm các con thèm chảy nước miếng. Đằng sau nồi thịt kho trứng ấy mẹ còn có cả một câu chuyện hay hơn nữa. Một câu chuyện nằm trong ký ức mà mỗi lần nhớ lại mẹ vẫn bùi ngùi.
Ngày ấy, mẹ và các dì cũng ở tuổi các con bây giờ. Chiều 30 Tết, nhìn gian bếp im lìm không có nồi thịt kho, mấy đứa bé cứ đi ra đi vào ngóng mẹ... Hôm qua, có người tới đòi tiền, bà ngoại khóc hẹn lại làm mẹ và các dì vừa lo vừa sợ... Khi sự ngóng chờ gần như tuyệt vọng thì cô Năm bên nhà gọi cho một túi thịt ඣkho và mấy trái dừa. Không ai bảo ai, mẹ và các dì cảm ơn cô rối rít. Thế là Tếဣt đến rồi...
Hơn 30 năm đã qua, bây giờ nồi thịt kho nhà mình năm nàoꦓ cũng đầy ắ😼p, những miếng thịt tươi được ướp gia vị thơm nồng, những quả trứng được chọn lựa kỹ càng. Nhưng trong tâm trí mẹ, chưa nồi thịt kho nào ngon bằng nồi thịt năm đó. Vị ngon đến từ những sự trông đợi của con trẻ, từ tấm lòng hàng xóm...
Đó là câu trả lời cho các ♔con vì sao mỗi dịp Tết, mẹ lại mua rất nhiều phần quà cho các nhà nghèo khó và trong đó bao giờ cũng có một phần tiền đủ để mua một kg thịt về kho.
Ngày mai, mẹ sẽ kể con nghe câu chuyện về bộ quần áo mới ngày Tết. Câu chuyện ấy cũng gắn kết với✃ tấm lòng người ཧmẹ tuy nghèo nhưng yêu con hết mực.
Các con yêu, mẹ đã mua quần áo mới cho các con rồi nhé. Tết về quê nội nhà vườn, mẹ chuẩn bị cho con quần tây ngắn, áo thun, giày xăng-đan. Nhà ngoại ở chợ, mẹ mua thêm cho mỗi đứa một bộ 🅘ghi-lê, đôi giày da để đi chúc Tết... Năm mới, các con mặc đồ mới để cả năm may mắn nhé. Những đứa con của mẹ ríu ríꦛt bên những bộ đồ còn thơm lừng mùi vải, chỉ một chút thôi rồi bỏ đấy chạy đi chơi. Trong tủ, các con đã có đầy quần áo đẹp, những bộ đồ này chỉ khác ở chỗ là... mới được mua
Những ngày giáp Tết xa xưa, mẹ và các dì cũng mơ ước bộ quần áo mới. Ai cũng bảo Tết phải mặc đồ mới, nếu không sẽ xui cả năm. Bọn trẻ vô tư ấy hồi hộp chờ xem mẹ có mua đồ mới không. Bọn chúng biết nhà quá nghèo nhưng nỗi ao ước vẫn hiện hữu từng giờ. Tối, mẹ và các dì đi ngủ sớm lắm, hôm ấy mẹ bỗng dưng giật mình thức dậy, nghe tiếng bà ngoại rì rầm với dì Hai hàng xóm. Bà ngoại muốn đổi những chiếc quần lãnh mà bà được tặng để lấy quần áo mới cho các con. Cuối cùng người hàng xóm cho ng🏅oại mượn thêm tiền, mỗi ngày trả lãi 10 đồng, nếuꦆ qua Tết, ngoại không trả được thì phải đưa lại mấy bộ đồ.
Sáng hôm sau, khi bà ngoại đã ra chợ, mẹ và các dì ríu rít với những bộ quần áo mới còn thơm tho mùi vải. Mấy chị em không dám thử, chờ mùng Một mới mặc vào vì sợ mặc trước đến Tết sẽ thành đồ cũ. Riêng mẹ không dám mặc vào còn🅠 vì một lẽ... sợ quần áo lỡ bị dơ, bà ngoại không trả lại được cho dì Hai. Tối đó, mẹ và các dì ôm chặt những bộ quần áo mới đi ngủ. Mùng Một, mấy chị em xúng xính trong những bộ đồ mới cùng ông bà ngoại đi chúc Tết. Qua mấy ngày Tết, đi học về mẹ lại mở tủ xem bộ đồ còn đó không. Nó vẫn ở đó. Và mẹ phát hiện ra cái áo dài của bà ngoại trước đây vẫn nằm trong tủ giờ đã không còn.
Các con yêu, tuần trước mẹ đã tặng bà ngoại và bà nội mỗi người một bộ áo dài, nhưng trong vô số áo dài ngoại có, chẳ꧋ng cái nào đẹp bằng cái áo khi xưa của bà. Những chiếc quần lụa mới tinh mẹ gửi làm sao sánh được cái quần lãnh ngày xưa...
Tết sắp đến rồi các con ạ. Mai mẹ sẽ cùng ba làm bánh tét, bánh ít. Mọi người cười mẹ, bây ꧃giờ người ta đặt bánh cho 🅺khỏe, có ai mà ngồi gói cho mệt... Nhưng ai biết được, trong từng cái bánh, từng công đoạn là đầy ắp những kỷ niệm yêu thương của mẹ và gia đình.
Huỳnh Uyên (quận 12, TP HCM)