Bún lưỡi Hà Nội có vị ngọt của lưỡi heo ninh, mùi thơ🐈m của lưỡi vừa chín đến độ vẫn dẻo mà lại không dai, màu nước bún đỏ dịu của cà chua... nên dù giá bán kh💯ông rẻ vẫn đông khách.
Thế nhưng bún lưỡi không nổi tiếng bởi hương vị mà yếu tố tạo nên thương hꦓiệu cho quán chính là thái độ phục vụ của chủ quán và 💙nhân viên. Đã đến quán,áit ai quên giọng điệu “thánh thót” của bà chủ: “Để xe kiểu gì vậy? Ăn thì để xe cho gọn vào không thì về luôn đi”.
Chủ chửi cứ chửi, xung quanh, khách l⛄ẳng lặng ăn, người đợi cũng lẳng lặng đợi, không nói lấy một lời. Hai người khách mới bước vào, đang loay hoay tìm chỗ đã bị bà chủ “rèn luyện tinh thần”: “Đừng đứng chổng mông vào mặt người khác như thế, gọi gì gọi luôn đi, không có hết là nhịn đấy! Ăn gì?”. Chỉ thấy người con gái trả lời lí nhí: “Cho hai bát bún lưỡi” rồi lẳng lặng đi vào phía góc quán.
Quán bún “mắng” ở ngõ chợ Ngô Sĩ Liên. Ảnh: NLĐ. |
Khách đến đây đều phải cố gắng không để ý đến những g🐻iác quan không cần thiết chỉ tập trung vào khứu giác và vị giác. Thấy mang nhầm thức ăn, nhiều người cũng không dám thắ💝c mắc, đành ráng ăn cho xong. Ngay cả khi tính tiền, bà chủ cũng làm cho không ít khách hàng sợ xanh mặt: “Có 15.000 đồng một bát thôi! Chị ăn mấy bát thì cứ nhân lên mà trả tiền”.
Đông khách không thua kém gì bún “mắng” Ngô Sĩ Liên, cháo “chửi” Nhà Thờ. Bà chủ ở💫 đây không chửi khách mà chửi nhân viên. Từ tờ mờ sáng cho đến tận đêm khuya, nơi đây ầm ĩ tiếng 𓂃mắng, chửi.
Người giữ xe của quán tâm sự: “Bà chủ khỏe lắm, ra rả từ sáng đến đêm mà không biết mệt, hễ có mặt ở quán là chửi, đang ăn cũng chửi, mắt xem vô tuyến mồm cũng không quên chửi...” Nghe bà chủ chửi nhân viên, 🌱khách lạ thì cau mặt, khách quen thì cười tủm tỉm cho đây là một “đặc sản”.
Nhiều thực khách khi đã trót bước chân vào quán không khỏi ái ngại, lẩm bẩm: “Biết♌ thế này khỏi đến, dù ngon đến đâu cũng không bao giờ quay lại”.
(Theo Người Lao động)