Ba vợ tôi vốn là gi𝓰áo viên cấp hai ở một huyện thuộc tỉnh An Giang. Ngoài dạy học, ông là một nông dân chính hiệu. Cách đây mấy hôm, tôi về An Giang thăm và phụ ông thu hoạch vụ lúa Đông Xuân muộn. Công việc của tôi là theo dõi thợ dùng máy liên hợp cắt và cho lúa vào bao, sau đó chở ra đoạn quốc lộ 91 cách đó một cây số để chờ thương lái đến cân. Sau khoảng ba giờ, lúa của ba tôi được chuyển hết ra quốc lộ, chất liền kề với lúa của các hộ khác. Tất cả đều chờ cô Xoan, người phụ nữ ngoài 50 tuổi, cho xe tải đến cân và tính tiền.
Dáng người thấp, cô Xoan có cái miệng rất xởi lởi. Khi nói chuyện, cô hay đệm vào mấy tiếng chửi thề bất kể 🐻người đang giao tiếp với mình là ai. Vì gần như chỉ mình cô độc quyền cân lúa ở đây nên cô muốn đến lúc nào thì đến, dù là sáng sớm hay nửa đêm thì tất cả cũng phải ngồi chờ. Thêm nữa, cách cô cân lúa rất "độc" và "lạ". Cô cho người thảy bao lúa lên cái cân đồng hồ, ghi lại số ký lô theo kiểu trừ hao thụt lùi chứ không tiến bao giờ. Ví dụ, kim của cân đồng hồ chỉ 45,8 ký, cô sẽ làm tròn thành 45 ký cho dễ tính. Đó là chưa kể, cô còn tiếp tục "trừ bì" với một quy ước bất thành văn: cứ 8 bao đựng lúa cô sẽ trừ lại đúng bằng một ký. Quyền lực cuối cùng và lớn nhất là cô sẽ quyết định giá lúa của mỗi nông dân tùy vào "dàn lúa" mà theo cô là khô hay ướt, dơ hay sạch hoặc đôi khi, hôm đó của cô vui hay buồn.
Mười𝄹 năm trước, lần đầu tiên cùng tham gia cân lúa với cô, tôi đã mang tất cả những vô lý và bất công trên nói lại với ba vợ tôi. "Chịu thôi con, vì ở đây ai cũng vậy chứ đâu phải riêng mình", ông tặc lư🍸ỡi. Ông kể tôi nghe chuyện ông Năm hàng xóm, lần nọ vì phàn nàn cách cân lúa của cô Xoan, thế là vụ tiếp theo cô không mua nữa. Ông Năm phải thuê xe chở lúa qua khu vực khác để bán, vừa vất vả lại còn mất thêm chi phí chuyên chở.
Vụ Đông Xuân này, cô Xoan cân lúa của ba tôi với giá năm ngàn năm trăm Đồng mỗi ký. Lẽ ra là năm ngàn sáu trăm Đồng, nhưng vì đêm trước khi cắt lúa, cả miền Tây bất ngờ có một cơn "mưa vàng" nên cô Xoan "trừ hao vì lúa ướt". Ba tôi sau khi nhận tiền từ tay cô, chạy ngay đến đại lý vật tư nông nghiệp gần đó để thanh toán chi phí phân bón, thuốc trừ sâu đã mua từ đầu vụ. Bữa cơm chiều hôm đó, sau 🐟khi kết toán lại tất cả các khoản chi phí, ba tôi thông báo "vụ này coi như huề vốn, lỗ công".
Nghe ông nói, 💧tôi chỉ lặng im. Tôi nhớ đến cái miệng xởi lởi hay chửi thề của cô Xoan, các hội nghị, hội thảo bàn về "nông nghiệp - nông dân - nông thôn" hay tranh cãi quanh vấn đề "an ninh lương thực" quốc gia liên quan đến xuất khẩu gạo trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Tôi nhớ một cựu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2014 đã xác quyết "người nông dân làm lúa có lãi 30%". Tôi cũng ấn tượng hơn cả trước𒁏 khuyến cáo của một vị giáo sư luôn được giới thiệu là "chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp". Ông nói: "Nông dân lâu nay làm lúa không giàu thì không nên làm lúa nữa mà hãy chuyển đổi sang mô hình khác, nhất là trong bối cảnh đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn ngày một khốc liệt". Bằng quan sát và trải nghiệm cá nhân trong tư cách một người trong cuộc, thật sự tôi hoang mang với khuyến cáo của vị giáo sư; hay ít ra, trong cái nhìn của tôi, đây chưa phải là giải pháp căn cơ, toàn diện và thấu hiểu sự phát triển của Đồng bằng và bài toán an ninh lương thực quốc gia.
Ai đã tìm hiểu về lịch sử đất nước Israel đều biết quốc gia này phần lớn là sa mạc, thế nhưng với những ý tưởng v🤡à quyết tâm ngỡ như không tưởng, giờ đây họ trở thành quốc gia hàng đầu về nông nghiệp công nghệ cao. Từ năm 2013, Israel đã tuyên bố tự sản xuất nước mà không còn phụ thuộc vào thời tiết. Trong so sánh với Israel, Việt Nam hiện vẫn là nơi được thiên nhiên rất ưu đãi. Nếu chỉ vì ba tháng khô hạn mà chúng ta lại từ bỏ thế mạnh và sở trường trồng lúa của mình đã nên chưa? Thế nên theo tôi, nếu người dân làm lúa không giàu thì việc trước tiên là làm sao để họ giàu lên chứ không phải "xui" họ chuyển sang làm việc không đúng sở trường của mình. Khuyến cáo người dân thôi trồng lúa nhưng chưa xác định được trồng gì, nuôi gì thay thế, có quá vội vàng?
Ngoài ra, để ứng phó với biến♑ đổi khí hậu và xâm nhập mặn hiện nay, việc thay đổi tư duy để có mộtꦿ quyết sách căn cơ nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước cho vùng đồng bằng sông Cửu Long như cách người Israel đã làm có lẽ là ưu tiên để bàn luận. Khi ấy, cho dù Đồng bằng có bị xâm nhập mặn vào mùa khô thì với vòng đời 90 ngày của cây lúa, tôi cho rằng việc đáp ứng nguồn nước tưới tiêu hoàn toàn không phải chuyện bất khả.
Khái niệm "an ninh lương thực" quốc gia đâu chỉ giới hạn trong chuyện cây lúa hay cuộc tranh luận quyết định xuất hay không xuất khẩu gạo trong nhất thời. Trong tương lai gần, lý lẽ vựa lúa Đồng bằng vẫn sẽ đảm bảo tốt cho an ninh lương thực quốc gia không phải không có cơ sở. Nhưng một quốc gia mà nền kinh tế phần nhiều nương tựa vào nông ⭕nghiệp song người dân của "vựa lúa lớn nhất nước" lại nghèo hóa và đang có xu hướng rời bỏ ruộng đồng để "đi Bình Dương bán nước tương" - một câu cửa miệng gần đ🥀ây của người miền Tây - mới đáng lo hơn.
Từ đây, tôi cho rằng câu chuyện người dân đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung cả đời trồng lúa nhưng không giàu là vì đa phần chúng ta, phải chăng về sâu xa đều xuất thân từ ruộng đồng nên nhận thức và tầm nhìn còn nhiều hạn chế? Chúng ta đôi khi chỉ lo khâu tổ chức để các cuộc hội thảo "thành công tốt đẹp" mà ít chú ý đến nghịch lý rất đáng suy n𓃲gẫm và xấu hổ: hóa ra những nông dân chân lấm tay bùn từ lâu đã gồng gánh thêm một nhiệm vụ tối quan trọng là "đảm bảo a🧜n ninh lương thực" cho tất cả chúng ta?
Tôi sinh ra và lớn lên ở Vĩnh Long, từ nhỏ đã biết theo ba mẹ ra đồng làm ruộng. Ngón tay út của bàn tay trái tôi hiện vẫn còn một vết sẹo dài - vết tích của lần "tập sự" đầu tiên cầm cái lưỡi hái cắt lú💃a khi vừa xong tiểu học. Cho đến giờ tôi vẫn còn ám ảnh chuyện này. Đó cũng là lý do suốt những năm tháng tuổi thơ đến khi vào đại học tôi rất sợ công việc ꧋đồng áng. Với tôi công việc này quá vất vả chứ không đẹp và lãng mạn như cách nói của các văn nghệ sĩ. Trong mắt tôi, nông dân bao đời nay vất vả làm lúa để nuôi sống xã hội nhưng chẳng thoát khỏi cái nghèo. Đó là một bất công.
Trước bất công ấy, chúng ta đã làm gì? Mỗi ngày, mỗi người trong chúng ta đều "bưng bát cơm đầy" nhưng hãy tự vấn lại xem mấy ai chỉ biết "dẻo thơm" chứ không thật sự thấu hiểu những "đắng cay muôn phần" của người làm ra hạt gạo ấy? Phải chăng tất cả chúng ta đang nợ nông dân lời xin lỗi và lòng biết ơn chân thành? Cũng 🦂phải chăng vì chưa từng cúi xuống thật gần với nông dân để thấu hiểu họ nên chúng ta 🎃không thật sự tri ân. Và vì không biết ơn đủ nên những báo cáo vĩ mô vẫn chưa cho thấy hết tinh thần thần trách nhiệm của những người may mắn được ngồi trong phòng lạnh để bàn về những quyết sách mang tầm quốc gia đại sự?
Nguyễn Trọng Bình