Báo cáo thị trường đất nền các tỉnh trọng điểm phía Nam của DKRA Vietnam cho biết, trong 3 tháng qua, TP HCM không có dự án đất nền nào mở bán, thanh khoản xuống thấp nhất 18 tháng qua. Nguồn cung hiện tại chủ♌ yếu đến từ các dự án cũ đã mở bán trước đó.
Trái ngược với sự trầm lắng của thị trường đất nền Sài Gòn, 4 tỉnh lân cận có sự bùng nổ nguồn cung mạnh mẽ. Các tỉnh giáp ranh TP HCM trở thành tâm điểm bùng nổ rổ hàng đất nền suốt quý III. Theo thống kê của đơn vị này, có tổng cộng 35 dự án đất nền mở bán tại các t💮ỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa -🏅 Vũng Tàu.
Tổng nguồn cung chào bán ra thị trường 5.173 nền đất, cao hơn gấp 1,9 lần so với qu𝓰ý II (rổ hàng mới 2.699 nền). Trong tổng nguồn cung mới này, Bình Dương chào bán ra thị trường 1.884 nền, còn Đồng Nai dẫn đầu với 1.928 sản phẩm.
Quý III rơi vào thời điểm Covid-19 bùng phát lần hai và trùng với thời gian tâm lý ngại mua bán tài sản do tháng 7 Âm lịch, nhưng thanh khoản của phân khúc đất nền vẫn khá cao. Tỷ lệ tiêu thụ đất nền tại các tỉnh giáp ranh này đạt 55% (khoảng 2.835 nền), gấp🦂 1,4 lần so với quý trước (2.038 nền).
Thanh khoản đất nền tại Đồng Nai dẫn đầu thị trường trọng điểm các tỉnh phía ﷺNam với tỷ lệ hấp thụ dự án mới đạt 64%. Bình Dương đạt 56%, Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu lần lượt tiêu thụ 40-41% rổ hàng hiện hữu.
DKRA Việt Nam cho biết thêm, đất nền là phân khúc bất động sản duy nhất k෴hông ghi nhận nguồn cung mới tại TP HCM trong khi các dự án nhà liền thổ, căn hộ vẫn có dấu hiệu cải thiện nguồn cung trong quý III. Điều này cho thấy chiến lược nhà ở cao tầng sẽ chiếm lĩnh thị trường bất động sản TP HCM trong thời gian tới.
Mặc dù thị trường đất nền sơ cấp tỉnh Bìnꦉh Dương, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu diễn ra khá nhộn nhịp, điểm đáng chú ý là mặt bằng giá chào bán lại hình này trên thị trường thứ cấp (nhà đầu tư mua đi bán lại) có sự sụt giảm cục bộ ở một số khu vực. Mức🀅 điều chỉnh giá dao động 3-5% so với quý trước được cho là do các nhà đầu tư có dòng vốn ngắn hạn thoát hàng.
Trung Tín