Quận Hai Bà Trưng thu giữ nhiều xe thồ vi phạm. |
Sáng nay, gần một trăm xe trọng tải 1,4 tấn "đắp chiếu" nằm suốt dọc đường𒆙 Tam Trinh và Kim Ngưu để chờ đến 19h được vào thành phố. Hàng chục chủ xe "ngồi chơi xơi nước" cả ngày mà không dám chở hàng vào phố trong khi tiền bến bãi vẫn phải trả 200.000 đồng/tháng.
Anh Trần Đại Nghĩa - một chủ xe tải loại KIA phàn nàn: "Nhà nước ra Quyết định 26 này là đúng. Nhưng lái๊ xe chúng tôi thiệt quá. Sáng nay 4 khách thuê mà tôi không dám nhận. Ngồi chơi xơi nước đến 7 giờ tối mới được vào phố thì chẳng còn khách nữa". Nhiều tài xế cũng cho rằng, họ rất thiệt thòi vì xe 1,4 tấn chỉ được hoạt động sau 7 giờ tối, còn xe 1,25 tấn chỉ bị cấm vào gi🌞ờ cao điểm. Trong khi kích thước của hai loại xe này không khác nhau là mấy. "Thêm nữa, trường hợp khách chuyển nhà có nhu cầu thuê thì chúng tôi có thể gặp "rắc rối" với cảnh sát nếu đứng chờ chủ nhà chất đồ ở ngoài đường", anh Nghĩa nói.
Tại bến Kim Mã, nhiều xe chất lượng cao bị ách lại. Chiếc xe 24 chỗ chạy tuyến Việt Trì - Hà Nội của anh Bùi Mạnh Hùng, Công ty Vận tải Hùng Vương, đã "nằm bẹp" ở chân cầu Thăng Long gần hai tiếng đồng hồ chờ đến 8h30' để được vào bến. Hành khách rất bực bội vì bị "câu giờ". Nhiều người đành bắt xe ôm để về nღhà. Anh Phan Hoài Phương, Công ty xe khách phía Bắc, cũng bức xúc: "Tôi chạy tuyến Hà Nội - Hải Phòng. Khách phần lớn là cán bộ viên chức. Theo lịch trình sẽ tới bến Hải Phòng lúc 7h30' phút. Nhưng mấy ngày nay thường bị chậm hơn hai tiếng đồng hồ. Rất nhiều khách trễ giờ làm. Việc này có thể khiến lái xe chúng tôi thiệt hại nặng về kinh tế".
Để tránh tình trạng quá tải, Ban Quản lý bến xe Kim Mã đưa ra giải pháp tình thế là cho một số xe đỗ tại bãi Ngọc Khánh vào giờ cao điểm. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạnh Tiến, Giám đốc bến, trung bình mỗi ngày bến mất đi 30 chuyế👍n. Nhiều khách hàng đã mua vé rồi trả lại vì xe chạy không đúng giờ. Ông Tiến cũng lo ngại quy định xe khách liên tỉnh, xe chất lượng cao phải đỗ ở bến ngoài thành phố có thể khiến ♍doanh nghiệp ông... phá sản.
Đối phó với Quyết định 26, các chủ xe thồ "sáng tạo" ra hình thức vận chuyển mới. Chiếc ngáng buộc vào poocpaga được thay thế cho 2 chiếc sọt đựng hàng. Chị Trịnh Thị Hoàn, một chủ xe, cho biết trước đây trung bình mỗi ngày chị thồ được gần 100 mớ rau. Giờ chị chỉ mang ra chợ hơn 30 mớ. Chị nói: "Mình biết xe thồ là cản trở giao thông. Nhưng không đi chợ thì lấy gì sống? Chở hơn 30 mớ r🏅au bằng cái ngáng c♛ũng đã cồng kềnh rồi. Tuy nhiên, bù lại, mình không thuộc diện xe thồ nên an toàn hơn".
Riêng về quy định cấm mô tô, xe máy chở quá 2 người (kể cả người điều khiển phương tiện), Sở GTCC đã kiến nghị sửa đổi bởi không phù hợp với Luật giao thông đường bộ cũng như Nghị định 36/CP của Chính phủ. Bởi theo điểm 8, điều 24 của Nghị định 36, với mô tô, xe gắn máy hai bánh, người lái xe được chở một 🌞người lớn❀ và một trẻ em dưới 7 tuổi. Trường hợp chở bệnh nhân đi cấp cứu hoặc áp giải người phạm tội thì được chở hai người lớn, nhưng phải đảm bảo an toàn. Như vậy, số người được được chở tối đa trên mô tô, xe gắn máy (bao gồm cả người điều khiển) phải là 3, chứ không phải 2 như Quyết định 26.
Sau 5 ngày thực hiện quyết định trên, Ban tha꧂nh tra giao thông (Sở GTCC) th𓂃u giữ 172 xe thồ, 19 xích lô, 25 xe kéo đẩy. Quận Hai Bà Trưng có số xe thồ vi phạm nhiều nhất, 41 trường hợp.
Tại 9 điểm chốt giữ, các thanh tra viên đã ph🥀át hơn 7.000 tờ rơi cho người tham gia giao thông để tuyên truyền nội dung Quyết định 26. Ngoài ra, lực lượng này còn phối hợp với cảnh sát trật tự, cảnh sát giao thông tạm giữ 34 xe máy vì vượt đèn đỏ, lạng lách, 30 bộ𓆏 giấy tờ ôtô cùng 5 ôtô vì đi vào đường cấm, giờ cấm.
Như Trang - Hiền Hòa