Bước 'phá rào' sống còn trước Đổi mới
Ý tưởng xuất khẩu qua phao số 0 của TP HCM giai đoạn 1979-1980 chính là bước phá rào mang tính tiên phong và sống còn để giải quyết tình trạng không nguyên liệu sản xuất, không đủ hàng hóa tiêu dùng.
Giai đoạn 1978-1979, mô hình xuất nh꧅ập khẩu tập trung ngày càng rơi vào bế tắc khi giao thương với Trung Quốc hoàn toàn chấm dứt do chiến tranh biên giới. Trong khi đó, tình hình sản xuất của các nước khác thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa cũng ngày càng giảm sút, không đủ đáp ứng nhu cầu nội địa nên không thể xuất khẩu được nhiều.
Khi nguồn cung của nhà nước giảm sút vì nguồn nhập khẩu khó💃 khăn thì các cơ sở sản xuất cũng không thể giao được sản phẩm. Từ đó, nguồn hàng 🐼xuất khẩu teo tóp dần, dẫn đến mọi sự ách tắc.
Do đó, để nhập được nguyên liệu sản xuất và chủ động bán đi ꦐnhững thứ mình dư, hiện tượng bung ra trong xuất nhập khẩu bắt đầu xuất hiện vào những năm 1978-1979 với địa phương đầu tiên là TP HCM bằng quyết định "phá rào" xuất nhập khẩu sang hướng khác, đó là sử dụng hệ thống Liên hiệp xã, một tổ chức có tính chất mặt trận, phi chính phủ.
Liên hiệp xã thời bấy giờ đã nhanh chóng huy động được sự tham gia của các thương nhân người Hoa, vốn có mối liên lạc sẵn với chân hàng trong nước và các bạn hàng là người Hoa ở Singapore, Hong Kong. Các thương nhân của Liên hiệp xã đi thu gom các mặt hàng tại TP HCM và vùng lân cận rồi hẹn ngày giờ, hàng đổi hàng với thương nhân nước ngoài tại phao số 0 ngoài khơi. Sở dĩ phải đổi ♑hàng qua phao số 0 vì đây là hoạt động xuất nhập khẩu không chính thức, không thể tiến hành tại cảng. Ngoài ra, các bạn hàng thời bấy giờ lại thuộc khu vực hai, tức các thị trường ngoài khối Xã hội Chủ nghĩa trong khi Việt Nam đang bị bao vây – cấm vận kinh tế của Mỹ và chỉ có giao thương chính thức với các nước Xã hội Chủ nghĩa.
Nhận thấy hiệu quả, đến cuối 1980, Thành ủy TP HCM quyết định thành lập một công ty xuất nhập khẩu mang tính chính thức hơn nhưng vẫ꧟n "né" được cơ chế giá, đó là Công ty xuất nhập khẩu trực dụng (Direximco), tức là trực tiếp dùng hàng đổi hàng.
Liên tiếp các năm sau, với thành công của Direximco, TP HCM cho thành lập tiếp 3 công ty khác là Cholimex, Ficonimex và Ramico. Các công ty này vừa thu mua hàng hóa vừa tự sản xuất thêm để mang đi xuất khẩu. Nhờ đó, guồng quay sản xuất bắt đầu bớt đình đốn, tinh t🍒hần "phá rào" cũng lan sang các tỉnh thành khác và là kinh nghiệm tiền đề để đúc kết thành những quyết sách ꦺđổi mới từ năm 1986.
Viễn Thông