Thứ bảy, 17/12/2016, 10:33 (GMT+7)
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ bảy, 17/12/2016, 10:33 (GMT+7)

Buôn bán thời mậu dịch

Ngoài những sản xuất tiểu thủ công do các hộ gia đình tự phát triển, phần lớn nền kinh tế đất nước cách đây 30 năm tập trung trong hợp tác xã, nhà máy, xí nghiệp do nhà nước quản lý.
 

Bên trong cửa hàng bách hóa trung tâm ở Hà Nội. Ảnh: Philip Jones Griffiths 

 
 

Người dân xếp hàng mua 💛lương thực, thực phẩm theo tem phiếu thời kỳ bao cấp trước năm 1985. Ảnh chụp lại tại triển lãm "Việt Nam 25 năm trên đường đổi mới 1986-2011 𓃲qua tài liệu lưu trữ", tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) sáng 8/12/2011.

 
 

Xếp hàng mua rau, củ, quả - loại thực phẩm không cần đến tem phiếu. Ảnh: John Ramsden.

 
 

Chế tác đồ đá làm cối và tạc bia mộ là hai món hàng truyền thống của người dân phố Hàng Mắm. Ảnh: John Ramsden.

 
 

5 xã ở huyện Phú Xuyên (Hà Sơn Bình) bán cho nhà nước 15 tấn lợn, 1 tấn gà vào tháng 1/1981. Ảnh: TTXVN.

 
 

Chiếc xích lô là phương tiện vẫn còn được duy trì hoạt động sau 30 năm. Ảnh: John Ramsden.

 
 

Cách đây 30 năm, nón lá là trang phục đội đầu phổ biến của phụ nữ miền Bắc nhờ sự tiện dụng: che nắng, che mưa, quạt gió, đôi khi đựng thức ăn hoặc thay gàu múc nước. Từ làng nghề ngoại thành hay các tỉnh lân cận, những chồng nón mang lên Hà Nội rồi từ đó tỏa đi nhiều vùng. Ảnh: John Ramsden.

 
 

Một góc chợ hoa Hàng Lược ngày giáp Tết. Ảnh: John Ramsden.

 
 

Máy tuốt lúa đập chân được phân phối cho các xã viên tại HTX Tam Sơn, Tiến Sơn, Hà Bắc năm 1983. Ảnh: TTXVN.

 
 

Những chiếc vé tàu, vé xe và công lệnh đi đường thời bao cấp. Ảnh: Ngọc Thành.

 
 

Đổ mực bút bi, một nghề trên phố phường Hà Nội thời hậu chiến. Ảnh: Philip Jones Griffiths.

 
 

Những bì thư được đóng dấu tem năm 1981. Ảnh: Ngọc Thành.

 

(Ảnh tư liệu: TTXVN, Philip Jones Griffiths, John Ramsden, chụp tháng 4 - 5/1985)

 
 
Chia sẻ bài viết qua email