Nhà bà Ngọc nằm khuất trong một con đường ngoằn ngoèo cách thị xã Móng Cái chừng 5 km. Ngôi nhà 3 tầng đẹp chẳng kém gì một biệt thự ở thành phố. Riêng tầng 1 vừa rộngꦿ, vừa sâu, được thiết kế ngăn đôi bằng hai lần cửa sắt. Gian bên trong chất cao ngất vải vóc và quần áo. Tất cả đều là hàng nhập ﷽lậu từ bên kia biên giới. Nhìn ra bên ngoài là gara với chiều ngang rộng chừng 5 m, xe ôtô lấy hàng có thể lao thẳng vào trong nhà để chuyển hàng. (Kiểu thiết kế nhà như thế này từa tựa như những ngôi nhà chứa hàng lậu mà tôi đã chứng kiến tại cửa khẩu Lạng Sơn).
Từng kiện vải tiếp tục được vần lên xe, nhét sâu dưới gầm ghế, và đằng sau cốp chiếc xe hơi màu trắng. Bà chị họ của tôi ghé sát vào tai người đàn bà tên Ngọc nói nhỏ: "Hàng lần này sao cao thế, để kíp sau thanh toán cả thể nhá". Cánh buôn lậu vải thường ám hiệu với nhau một kíp bằng 15 kiện 🦹vải, mỗi kiện nặng chừng 12-15 ký. Người đàn bà nhăn nhó: "Hải quan bây giờ làm chặt lắm, hôm trước thằng Toàn bị tóm lô hàng ngót 600 triệu. Mà thôi, hàng đẹp chị ưu tiên hết cho em rồi còn gì...". Hai kiện vải cuối cùng được đưa lên xe, chỉ chưa đầy 20 phút cả thảy là 15 kiện vải có viền (vải hàng kiện loại xịn) đã được chất xong. Trị giá hàng lên đến hàng trăm triệu đồng. OK, hai tay bảo kê ra hiệu an toàn. Cửa sắt được mở, xe lao ra khỏi nhà hướng thẳng về Hà Nội. Tôi cùng bà chị ngồi chồm hổm trên những kiện vải lèn chặt trong xe, ngạt thở...
Móng Cái từ lâu đã được bọn buôn lậu chọn là nơi t🦹ập kết của những mặt hàng "đẹp", hàng "văn minh" vì chủ💃 yếu hàng lậu đều nằm trong nhóm hàng thuộc diện "mặc áo" (dán tem) như hàng điện tử, nồi cơm điện, phích nước, cassete và đặc biệt là vải cao cấp. Hàng được một lực lượng khá lớn hoạt động theo ê kíp chuyển qua biên giới, rồi đưa về tập kết ngay tại thị xã.
Theo lời kể của bà chị họ tôi, (là dân buôn vải có tiếng tại chợ Đồng Xuân, Hà Nội), thì hàng cứ qua được biên giới là trót lọt, còn việc vận chuyển hàng từ điểm tập kết để đi tiêu thụ là chuyện dễ dàng như... trở bàn tay. Buôn lậu ở đây không hoạt động theo hình thức nhỏ lẻ như ở một số tỉnh biên giới khác, mà tất cả đều có đường dây, có tổ chức. Bọn vận chuyển hàng lậu do chủ lậu điều khiển, trung bình khoảng 15-20 người ăn theo, bọn nhận hàng lậu thường là do chủ nhà một điểm tập kết dẫn đầu. Thông tin về những đợt truy quét của lực lượng quản lý thị trường không hiểu sao dân buôn lậu nắm rất🦄 nhanh và vì vậy, không ít chủ lậu như nhà bà Ngọc vẫn thường xuyên thoát hiểm dễ dàng. Hàng tập kết không nằm lâu quá 2 ngày tại điểm tập kết. Vì vậy, dù có nhận được thông tin, hải quan và quản lý thị trường khó có thể tóm được. Điểm tiêu thụ chủ yếu hàng nhập lậu từ Móng Cái là Hải Phòng, Hà Nội, một lượng khá lớn chuyển vào Vinh, thậm chí những mặt hàng "độc" còn được đưa vào tận miền Nam.
Tháng 3, lực lượng Hải quan Quảng Ninh đã bắt được 26 vụ buôn lậu trị giá 168 triệu đồng. Hoạt động buôn lậu diễn ra chủ yếu tại thị xã Móng Cái với tâm điểm là km số 1 ✤và km số 4, Đồi Hoang, Vàng Lầy, Bến Cát, Thọ Xuân. Song nếu xem xét kỹ tình hình buôn lậu đang diễn ra tại đây thì có lẽ con số mà lực lượng hải quan phát hiện như trên vẫn còn quá nhỏ bé.
T.H.