Trong sự nghiệp âm nhạc của Nguyễn Ánh 9, cây đàn Piano đóng vai trò chủ đạo. Nhạc sĩ thậm chí còn bày tỏ ý muốn được nhắc đến như một nghệ sĩ dương cầm hơn là người sáng tác. Vì vậy, giai điệu nhiều ca khúc nổi tiếng của ông phảng phất lối hòa âm dìu dặt của Piano. Buồn ơi, chào mi là một điển hình.
"Buồn ơi, chào mi" - Bằng Kiều |
|
Ca khúc có sức ám ảnh với khán giả từ cái tên. Từ xưa đến nay, nỗi buồn vẫn là một đề tài khơi gợi nhiều cảm hứng nghệ thuật. Nhưng đối thoại trực tiếp với nỗi buồn thì Nguyễn Ánh 9 nằm trong số ít. Nỗi buồn trong âm nhạc của ông không khô cằn, đơn điệu mà sống động và đầy gợi mở. Tiếng chào của ông cũng mang nhiều ẩn ý. Đó có thể là lời chào khi gặp mặt, cũng có thể là lời tạm biệt lúc chi꧟a xa. Nhạc sĩ cất tiếng chào “người bạn” ấy nhẹ nhàng, có phần thân quen.
“…Buồn ơi, ta xin chào mi
Khi người yêu ta đã bỏ ta đi
Buồn ơi, ta xin chào mi
Khi tình yêu chấp cánh bay đi...”
Buồn ơi, chào mi mở đầu bằng đoạn Piano dìu dặt, khiến tâജm trạng ngườ🍨i nghe chùng chình giữa nhiều suy tư. Trên nền nhạc ấy, Nguyễn Ánh 9 giãi bày tâm trạng của mình khi “tình yêu chắp cánh bay đi” bằng lối tự sự độc đáo. Nhân vật trữ tình không hoài niệm quá khứ, không luyến tiếc người thương, cũng không ai oán số phận mà chỉ đơn giản đối thoại cùng nỗi buồn.
Tuy vậy, người nghe có thể nhận thấy🦂 đằng sau tâm trạng t🅘hư thái khi gọi tên nỗi buồn vẫn phảng phất nỗi đau.
“…Buồn ơi ta đang lẻ loi
Buồn hỡi ta đang đơn côi
Buồn ơi hãy đến với ta
Để quên chuyện tình xót xa…”
Nỗi buồn giống như một tri kỷ, lắng nghe mọi tꦚâm tư của người nghệ sĩ. Nguyễn Ánh 9 không cần để "người bạn" lên tiếng nhưng dáng hình của nó hiện lên một cách tình tứ và dịu dàng - đủ dịu dàng để dường như ai cũng muốn có một tri kỷ như vậy ở bên trong đời.
Buồn ơi, chào mi khắc họa một nỗi buồn rất lạ - tươi sáng và trong trẻo. Nguyễn Ánh 9 đón nhận nỗi buồn một cách thanh thản, đón nhận chia ly một cách nhẹ nhàng. Bài hát không có nước mắt, không có s𓄧ự tuyệt vọng mà còn phảng phất niềm hy vọng. ꦚ
Nguyễn Ánh 9 từng chia sẻ về ca khúc: “Tôi biết, rất nhiều người thích bài hát Buồn ơi, chào mi và nhiều khi không hiểu vì sao chính tôi cũng ngân lên: ‘Nếu trên đường tình ta lẻ loi một mình. Thì trên đường đời, ta có mi buồn ơi…’”. Với nhạc sĩ, nỗi buồn đã trở thành người bạn vong niên, đồng hành🀅 cùng ông trên những chặng đường đời. Buồn và “ta” là hai cá thể khác nhau nên “ta” không nên hòa mình vào nỗi buồn. Buồn đôi khi cũng giống như một gia vị trong cuộc sống. “Ta” buồn để biết trân trọng những tháng ngày hạnh phúc, để cảm nhận cuộc đời một cách trọn vẹn hơn.
Lúc sinh thời, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 từng tâm sự: “Tôi vẫn thường tự nhủ v🎐ới mình và nói với các con khi ta buồn, ta nên tìm cái vui trong cái buồn…”. Có lẽ vì thế khi nghe Buồn ơi, chào mi,♉ nhiều người lại tì꧅m thấy sự bình yên trong tâm hồn.
Hôm 14/4, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Đại học Y Dược (TP HCM) sau thời dài chịu đựng căn bệnh viêm phổi, suy tim, hưởng thọ 76 tuổi. Ông không sở💟 hữu khối lượng ca khúc đồ sộ như nhiều nhạc sĩ cùng thời nhưng các nhạc phẩm đều đi sâu vào lòng khán giả và có sức sống lâu bền.
>> Xem thêm:
Nguyễn Ánh 9 - tiếng dương cầm mãi ngân vang
Hà Thu