"Một số phần mềm có thể khai hộ hoặc khai không đúℱng thông tin. Phần mềm của Bộ Công an sẽ buộc người dùng phải khai đúng và có liên kết với dữ liệu công an các địa phương", đại tá Thắng nói.
Trong bốn ngày Bộ Công an triển khai quản lý di biến động dân cư bằng phần mềm, nhiều chốt kiểm soát ở các địa phương xảy ra tình trạng ùn ứ kéo dài. Nhiều người tỏ ra lúng túng trước các thao tác khai báo trên website do Bộ Công an vận hành (suckhoe.dancuquocgia.gov.vn) và quét mã QR. Họ nhầm lẫn với việc khai báo y tế như trước đây vẫn làm ở các phần ꦍmềm khác như Bluezone hay Tokhaiyte.
Anh Nguyễn Thành Nam, tài xế chở hàng thiết yếu cho các siêu thị ở Hà Nội, cho biết "đang 🧜bị loạn bởi các phần mềm khai báo y tế". Ngày nào anh cũng khai báo y tế trên Bluezone và mỗi khi ra đường phải có giấy đi đường,𝓰 mã QR luồng xanh, căn cước công dân. Mấy ngày nay, anh bị bất ngờ khi cán bộ tại chốt kiểm dịch yêu cầu khai báo y tế bằng phần mềm của Bộ Công an.
Đại tá Phùng Đức Thắng, Phó cục trưởng C06, cho biết phần mềm quản lý của Bộ Công an sẽ kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; giúp thống kê tình hình công dân ra, vào vùng dịch hàng ngày🃏 và giảm thời gian, tăng độ chính xác trong công tác truy vết người nghi vấn F0, F1, F2.
Để tránh ùn ứ tại các꧙ chốt kiểm dịch như những ngày qua, ông Thắng khuyên công dân nên khai báo trên hệ thống trước khi di chuyển ra đường. Sau khai báo thành công, người dùng sẽ được cấp một mã QR d💙ùng trong 3 ngày. Khi đi qua chốt, công dân chỉ cần đưa mã QR này cùng giấy tờ tuỳ thân như chứng minh thư, căn cước công dân.
Sáng 15/8, trung tá Nguyễn Thành Vĩnh, Phó giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư (C06, Bộ Công an), cho biết Bộ Công an và Bộ Y tế đã thống nꦑhất về mặt kỹ thuật để liên kết các phần mềm với nhau nhưng "cần vài ngày nữa để hoàn thiện".
Theo đó, công dân chỉ phải kê khai y tế một lần. Nghĩa là, bạn khai báo ở bất kỳ phầnꩵ mềm nào thì các phần mềm khác đều có dữ liệu. "Không c🌞ó quy định bắt buộc tuy nhiên khuyến khích công dân nên khai báo ở phần mềm của Bộ Công an để thống nhất trong việc quản lý và khai báo, truy vết F0".
Ví dụ, người dân khai báo y tế ở Bluezone để lấy mã QR, mã này hoàn toàn có thể dùng để qua chốt chứ không bắt phải khai lại ở phần mềm của Bộ Công an. Khai báo xong, công dân cần mang theo căn cước công dân, chứng minh thư để đối chiế🐬u nhân thân, tránh việc khai hộ, khai gian.
Dự kiến tuần sau C06 cho ra mắt app khai báo để tiện lợi cho người dân, tránh việc chỉ có thể khai báo trên website như hiện nay. C06 sẽ mở rộng triển♔ khai việc kiểm soát ở các địa điểm đông người, siêu thị, bến xe. Giai đoạn tiếp theo sẽ quản lý di biến động của người dân trong vùng dịch, công dân nhập cảnh để phục vụ phòng chống Covid-19.
M💞ột lãnh đạo cục của Bộ Y tế cho biết hiện chưa có quy định bắt buộc người dân phải khai báo y tế bằng phần mềm nào. Bởi vậy, công dân có thể khai báo y tế bằng Bluezone, Tokhaiyte hay phần mềm của Bộ Công an đều dùng được để qua chốt.
Khi sử dụng phần mềm của Bộ Công an, công dân dùng máy tính, điện thoại có kết nối mạng để đăng ký khai báo y tế tại suckhoe.dancuquocgia.gov.vn để lấy mã QR Code 🎃dùng được trong 3 ngày di chuyển qua các chốt✨.
Công an tại chốt kiểm dịch sẽ được cấp tài khoản để kiểm tra thông tin công dân khai báo y tế bằng QR Code tại địa chỉ kiemdich.dancuquocgia.gov.vn. Công an𝓡 có nhiệm vụ đối chiếu thông tꦦin công dân đã khai báo với giấy tờ tuỳ thân và "ấn" xác nhận khi họ đi qua chốt.
Trường hợp người dân không có thiết bị kết nối Internet, cảnh sát sẽ đặt bản khai giấy ở các chốt. Sau khi ngư🍸ời dân kê khai, cán bộ làm nhiệm vụ sẽ nhập dữ liệu này lên hệ thống để quản lý thông suốt.