Tôi nhớ, ngày tôi còn bé, mỗi năm cúng ông Táo là một dịp háo hức cùng mẹ đi chợ chọn mua cá chép. Rồi háo hức cầm túi ra bờ sông gần nhà, nhẹ nhàng phóng sinh cá chép xuống nước, ๊những mong chú cá nhà mình sẽ hóa rồng, đưa ông Táo lên chầu trời.
Đấy là chuyện ngày xưa, chuyện của cả chục năm trước. Xóm tôi có nhà mua cá vàng về, cúng xong thì đem…rán để nhắm rượu. Câu chuyện vui vui mà mỗi lần nghe tôi lại tự hỏi: Ông Táo nhà ấy chắc 💞không có cá để mà chầu trời rồi.
Một câu chuyện anh bạn tôi ở giữa Hà Nội có phần tử tế hơn: Rán cá trước rồi mới cúng. Cúng xong thì cũng lên bàn💛 nhậu thôi. Thôi thì ít nhất ông Táo cũng còn biết mặt con cá.
Những ngày này, cứ ra bờ sông, gần các cầu thì sẽ thấy các bác ngư dân "vất vả" thế nào. Người bên trên cứ “ném” cá chép xuống, còn phía dưới bày trận thiên la địa võng nào lưới, nào cần, huy động hết lực lượng vớt cá bất kỳ lúc nào “hàng” về. Mỗi thuyền vớt một khi có khi được cả trăm con. Hôm sau 🉐lại mang ra chợ bán. Những chú cá lạ nước, không bơi đi đâu được, chỉ biết quẫy đạp rồi làm mồi cho những kẻ 'báng bổ'.
Thế này thì cả trăm, cả ngàn ông Táo coi như không lên trời được. Cái bọn “hôi cá” dưới trầ𒁃n nó cướp mất cá chép của ông thì ông đi cái gì lên bây giờ? Cá của ông bị làm sạch sẽ, rán thơm giòn rồi thì ông lên chầu bằng cái gì đây? Ai cần biết. Cái quan tâm làm xongಞ thủ tục thì cũng xong rồi. Ai cần biết sau đấy ông Táo phải làm gì để lên chầu.
Không phải người Việt báng bổ thánh thần, chỉ có điều hình tượng cá chép bị biến tướng quá nhiều. Người ta chế ông Táo đi xe ô tô, đi xe buýt, cưỡi cái này cái kia lên chầu trời. Và rồi con cá chép bị hắt hủi, vô t๊ình chỉ coi như một vật tượng trưng có cũng được không có cũng không sao.
Người Việt không cần ꦡcá chép vượt vũ môn đư෴a ông Táo lên trời nữa rồi!
>>Xem thêm: /
Chia sẻ bài viết của bạn về câu chuyện ngày Tết tại đây.