Ngày 17/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho biết, nguyên nhân cá chết hàng loạt trên sông Mã được xác định do ngạt, sặc bùn. “Chưa năm nào lũ ma🐷ng lượng bùn đất, phù sa nhiều như năm൩ nay. Nước lũ đổ về mang theo nhiều bùn đất làm thay đổi đột ngột các chỉ tiêu môi trường sống tự nhiên khiến cá không kịp thích nghi và chết”, đại diện Sở Nông nghiệp nói.
Ông 𒉰Cao Thanh Th⛄ọ, Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa) cho hay, lo ngại cá chết còn có nguyên nhân khác, đoàn công tác của Sở đã lấy mẫu gửi đi phân tích.
Về nguyên nhân nguồn nước có lượng bùn đất bất thường, ông Thọ nhận định, có thể do suy thoái rừng đầu nguồn, không có thảm thực vật che phủ dẫn đến xói lở đất. “Đây là༺ biểu hiện của tàn phá rừng, đầu nguồn có các công trình thủy điện đang xây dựng, đào bới chắn dòng thủy lưu sông Mã”, ông Thọ nói.
Theo ông Thọ, trước đây nếu không có thủy điện chắn dòng, phù sa sẽ lần lượt trôi từ đầu nguồn và từng bước giảm dần hàm lượng về hạ lưu. Song hiện nay, thủy điện chắn từng đoạn trên đầu nguồn và khu vực bị chắn sẽ có bồi lắng bùn đất với khối lượng lớn. Khi có lũ, buộc các nhà máy phải xả đáy khiến bùn đất tràn về hạ lưu đột ngột. Do môi t﷽rường đang bị con người can thiệp quá lớn nên tình trạng này sẽ còn tiếp𝕴 diễn, thậm chí hậu quả sẽ còn tăng.
Tr♚ước đó từ khoảng 12h ngày 14/8, người dân 𒁃ở huyện Bá Thước (Thanh Hóa) bắt đầu ghi nhận hiện tượng cá nuôi và cả cá tự nhiên chết bất thường trên sông Mã. Đến tối cùng ngày, cá lồng nuôi ở các huyện phía hạ nguồn như Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc cũng chết như ngả rạ. Chỉ vài giờ, hơn 900 lồng cá của hàng trăm hộ dân ở 20 xã, thị trấn bị chết.
Trong tổng số hơn 60 tấn cá chết, huyện Cẩm Thủy thiệt hại nặng nhất với 41,5 tấn cá lồng chết trải dài qua 8 xã, thị trấn. Huyện Vĩnh Lộc chỉ có 3 xã gồm Vĩnh Q💛uang, Vĩnh Yên, Vĩnh Thành🃏 nhưng cũng có gần 13 tấn cá chết.