Sinh vật dài gần 1 m được Allen Sklar phát hiện trên đảo Assateague, một dải đất dài 60 km chạy dọc theo bờ biển Maryland và Virginia ở phía đông bán đảo Delmarva hướng ra Đại Tây Dương, Newsweek hôm 1/2 đưa tin.
Là một nhà tự nhiên học chuyên về động vật hoang dã và hệ sinh thái của Assateague, Sklar cho biế﷽t mẫu vật hiếm thấy này là một con cá tầm Đại Tây Dương có tên khoa học là Acipenser oxyrinchus oxyrinchus.
"Tôi thường chạy xe 20 km dọc theo bờ biển khoảng 100 ngày trong năm, nên đã thấy rấꦅt nhiều thứ mà người khác không thấy. Đây mới là xác cá tầm Đại Tây Dương thứ hai mà tôi bắt gặp trên đảo trong 27 năm qua", Sklar c🎉hia sẻ.
Cá tầm Đại Tây Dương chủ yếu sống ở các cửa sông và vùng biển ven bờ từ Canada đến Florida. Theo Cơ quan Bảo tồn Cá và Động vật ho🎉ang dã Florida, chúng có thể phát triển tới chiều dài 4,5 m và nặng hơn 360 kg khi trưởng thành, nhưng thông thường chỉ dài 1,8 - 2,4 m và nặng khoảng 140 kg.
Loài cá lớn với vẻ ngoàꦫi như bọc giáp này đã xuất hiện trên Trái Đất từ hơn 120 triệu năm trước, khi khủng long vẫn còn lang thang trên Trái Đất, vì vậy còn được mệnh danh là "hóa thạch sống". Trong tự nhiên, chúng thường sống đến 60 năm.
Cá tầm Đại Tây Dương từng phong phú hơn nhiều so với ngày nay, nhưng đánh bắt quá mức trong thế kỷ 19 và 20, cùng với môi trường sống suy💝 thoái,🅘 đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng. Bốn trong số năm quần thể cá tầm Đại Tây Dương riêng biệt ở Mỹ hiện được liệt kê là có nguy cơ tuyệt chủng theo Đạo luật về các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Cá tầm Đại Tây Dương từng 🌱được tìm thấy trên khắp vịnh Chesapeake ở phía tây đảo Assateague và các sông nước ngọt của nó, nhưng ngày nay rất hiếm trong khu vực.
Đoàn Dương (Theo Newsweek)