Nguời gửi: Nguyễn Thái
Gửi tới: Ban Văn hoá
Tiêu đề: Bài hát Ước gì có vấn đề
Trong một nhạc khúc, nói một cách tóm tắt, thường là sẽ có verses (phát triển chủ đề) và chorus (điệp🧸 khúc). Motif là nền tảng chính của câu bắt đầu cho verse và chorus. Motif của verse và chorus liên quan mật thiết với nhau. Những khai triển (variations) sẽ xuất phát từ motif chính này (những khai triển thường được gọi trong nhạc tওừ tây phương là real sequences, hay step progressions, hay là close và open variations)... tất cả đều dựa vào đoạn motif đầu tiên. Một bài hát hay hay không phụ thuộc vào motif này rất nhiều.
Motif hay và quan trọng nhất trong Night Prayer là đoạn đầu tiên của phần điệp khúc. Nếu dùng khoá C major thì điệp khúc là Mí Sol Rê Đồ Rê Sol Sol... và chất xám của tác giả là ở chỗ này. Đoạn giống nhau của bài Ước gì với Night Prayer là ở đoạn điệp khúc "ăn tiền" nhất. Sau đó là sự khai triển motif thành những đoạn variations sau, cũng như khai triển phần ngược lại motif của verse trước (câu đầu tiên của ca khúc Ước gì).
Những bài hát đôi lúc cũng có khúc giống nhau. Nhưng thường là trùng hợp và giống nhau ở những phần Variations (sequences, step progressions). Và như thế thì thông thường chúng ta có thể nói là sự trùng hợp ngẫu nhiên và có thể chấp nhận được... Trong nhạc Việt, thường ta hay nghe khai triển motif một quảng 2 trưởng xuống (ví dụ như trong bài hát của Diệu Hương do Quang Dũng hát "...mong em hãy đến vì... em hãy đến vì biết ra sao ngày sau...", cái này thì chấp nhận được vì đó là phép khai triển tùy theo lối sáng tác của tác giả!!
Dù sao đi nữa, nếu copy motif theo lối này và khai triển thành bài hát thì công phu và khéo hơn là copy gần 90% bài original của những sự đạo nhạc trước. Nhưng lương tâm nghệ sĩ và sự tự trọng sẽ không cho phép bất cứ ai làm điều này, dù là copy một đoạn motif của nhạc khúc khác. Thế giới âm nhạc đang chờ đón sự giải thích thích đáng từ tác giả của ca khúc Ước gì về sự trùng hợp này.
Tóm lại là một bài hát sẽ có một câu (hoặc một đoạn) mang giai điệu rất riêng và là giai điệu chính của bài hát (gọi là motif). Chỉ cần nghe câu nhạc này là sẽ nhớ đến bài hát này. Như vậy, 2 bài hát giống nhau ở những đoạn khác thì cũng không đáng nói, nhưng giống nhau ở đoạn motif là không được.