Kết quả xét nghiệm máu của ông Cường tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho thấy bạch cầu 23.000/ml, trong khi bình thường 4.000-8.000/ml, CRP (chỉ số đo mức độ viêm của cơ thể) trên 200 mg/l, tức tăng 20 lần so với bình thường. Bệnh nhân thiếu máu ở mức trung bình với chỉ sඣố Hb 8 g/dL.
Ngày 10/10, tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Minh Hùng, Giám đốc Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, Phòng khám Đa khoa Quận 7, cho biết bệnh nhân nhiễm trùng nặng, chụp CT bụng cho thấy vết mổ dính với hai lỗ rò ra thành bụng song chưa thể xác định lỗ rò xuất phát từ đại tràng hay ruột non. Bác sĩ siêu âm bụng ghi nhận có dịch ổ bụng giữa quai ruột vùng hố chậu phải, ruột♔ và dạ dày chướng hơi, phù nề quai ruột non vùng bụng bên trái.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, người bệnh còn có lỗ rò khoảng 5-10 mm từ bàng quang qua đại tràng, thận ứ nước và giãn niệu 🎃quản. Qua lỗ rò, phân và dịch tiêu hóa đi vào nước tiểu khiến dẫn đến nhiễm trùng, có mùi hôi. Tiền sử ông Cường từng phẫu thuật cắt đoạn đại tràng và đóng hậu môn nhân tạo, sau đó bị rò chảy dịch ജtiêu hóa, nhiễm trùng tái phát nhiều lần.
Ông Cường được điều trị bằng kháng sinh phổ rộng kiểm soát nhiễm trùng, bù máu để chuẩn bị phẫu thuật. Các bác sĩ khoa Tiêu hóa và Tiết niệu quyết định mổ "2 trong 1" xử lý các mối rò ở bụng từ vết mổ cũ, đồng thời g𝕴iải quyết rò dịch ở bàng quang và đại tràng.
Khi phẫu thuật gỡ dính, êkíp phát hiện lỗ rò đường tiêu hóa giữa một đoạn ruột non với vết mổ cũ, miệng nối đại tràng sigꦆma dính chặt vào vùng đáy bàng quang. Do đó, bác sĩ cắt đại tràng sigma chứa miệng nối bị rò, mô xơ sượng, khâu nối đại tràng sigma, cắt lọc, khâu nối ruột non.
Tiếp theo, êkíp Tiết niệu nội soi bàng quang đặt ống thông niệu quản (sonde JJ) bên trái để đánh dấu, tránh làm tổn thương niệu quản khi mổ, rồi bóc tách mở rộng đường rò, cắt toàn bộ mô viêm dính xung quanh. Sau đó, êkíp xác định lỗ rò, đặt ống thông vào tìm đường rò bàng quang với ruột, cắt bỏ mô 𓆏hoại tử trên bàng quang rồi khâu đóng lại vết thương, đặt thông tiểu bàng quang giúp vết mổ mau lành, giảm nguy cơ tái phát rò. Cuối cùng, êkíp Tiêu hóa gỡ dính và khâu nối ruột non, cắt lọc mô xơ rò vết mổ vùng chậu trái, đốt đường rò triệt tiêu niêm mạc đường r🅰ò và khâu đóng lỗ rò.
"Đây là ca phẫu thuật phức tạp, ít gặp, với ba lỗ rò cùng lúc gây nhiễm trùng nặng ổ bụng và đường tiết niệu, các cơ quan viêm dính, khó nhận dạng cấu trúc từng bộ phận", bác sĩ Hùng cho biết, thêm rằng quá trình gỡ dính rất khó khăn. Bệnh nhân thiếu máu trước mổ, nguy cơ ⭕chảy máu trong mổ cao.
May mắn, hai êkíp phối hợp trong một cuộc mổ đã xử lý triệt để những tổn thương, không phải đưa các cơ quan ra ngoài như dự kiến ban đầu, giúp người bệnh tránh các ca mổ tiếp theo và đẩy nhanh thời gian hồi phục. Hậu phẫu, bệnh nhân hồi phục tốt, không còn nhiễm trùng hay rò dịch, vết thương khô và được ♕xuất viện sau một tuần.
Rò tiêu hóa là tình trඣạng thông nối bất thường giữa cơ quan tiêu hóa với cơ quan khác trong bụng hoặc rò ra da, vết mổ. Trong đó, phẫu thuật các , dạ dày, ruột non, ung thư thực quản, trực tràng, đầu tụy hay vỡ tụy có khả năng cao gây rò tiêu hóa sau mổ. Bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng, có nguy cơ tử vong.
Quyên Phan - Thắng Vũ
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp |