Chị Liên, 28 tuổi, được đưa vào phòng mổ Bệnh viện K. 20 bác sĩ vây quanh chị. Họ là những chuyên gia đầu ngành của miền Bắc, cùng giú🦩p chị vượt cạn trong ca mổ sinh hy hữu: sản phụ phải ngồi mổ bởi ung thư di căn vào phổi, nếu nằm chị không thể thở được.
Thai nhi còn thiếu gần 10 tu♓ần tuổi, song sức khỏe sản phụ yếu, không thể cầm cự hơn nữa nên bác sĩ quyết định mổ sinh gấp.
Chị Liên được đặt lên bàn mổ trong tư thế ngồi nghiêng. Đây là tư thế rất khó để thực hiện sinh mổ, vì⛄ thế các bác sĩ cùng phওải lựa theo sản phụ. Khi mổ, bác sĩ cũng không thể gây mê vì bệnh nhân có thể không tỉnh lại được. Chỉ có thể gây tê tủy sống cho sản phụ, và chị tỉnh trong suốt ca mổ.
Bên ngoài hành lang phò𒁃ng🏅 mổ, anh Đỗ Văn Hùng, chồng chị Liên chắp tay cầu nguyện.
Bác sĩ rạch lớp da bụng đầu tiên, chị Liên dường n💖hư không cảm nhận được đau đớn. Mắt chị rũ xuống, thở thều thào. 16h10, bé trai chào đời và đã được mẹ chọn tên ngay trước đó là Đỗ Bình An. Tiếng khóc của con trai khiến người mẹ bừng tỉnh. Mắt chị sáng lên, giọng yếu ớt hỏi bác sĩ: "Con em nặng mấy cân?".
Em bé rất nhỏ nhưng khócܫ to, lập tức được các bác sĩ cho thở oxy và đưa lên xe vận chuyển từ Bệnh viện K sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương chăm sóc đặc biệt. Những bác sĩ còn lạiꦕ trong ê kip tiếp tục hoàn thành ca mổ.
Thấy bác sĩ bế em bé bước ra khỏi phòng mổ, anh Hù🐓ng chạy đến nhìn con, khóc. Anh chỉ kịp đưa con đܫến xe cấp cứu đậu ở tầng một để bé sang bệnh viện phụ sản, rồi anh lại quay về phòng mổ tiếp tục chờ đợi tình hình sức khỏe của vợ.
Chị Liên phát hiện vú có u cục khi mang thai được 8 tuần, nghĩ đó là dấu hiệu của viêm tuyến sữa thông thường nên không đến bệnh viện khám. Đến khi ho nhiều, cơ thể mệt mỏi, tức ngực nhiều hơn, hạch xuất hiện ở vai, hai chân phù, đau nhức, chị Liên mớ𓄧i đến Bệnh viện K để khám. Lúc này thai đã được gần 4 tháng.
Kết quả chị mắc ung thư vú gia♎i đoạn 4, di căn nhiều chỗ. Chị suy sụp, nhưng vẫn quyết định giữ lại thai nhi, hဣy vọng có thể cầm cự đến khi em bé đủ lớn để có thể chào đời.
Tháng 3, chị Liên nhập viện điều trị 2 đợt hóa chất, khi ấy thai được 22 tuần có sự theo dõi sát sao của các bác sĩ ung bướu và sản khoa. Bệnh nhân được khám thai định kỳ, đánh giá sự phá📖t triển của thai nhi.
6 tuần sau hóa trị, cꦑhị Liên rơi vào tình trạng khó thở do khối u di căn phổi, tràn dịch màng phổi tiến triển, được chuyển vào khoa Hồi sức cấp cứu, thở oxy,🌠 hỗ trợ dinh dưỡng đặc biệt. Để hạn chế ảnh hưởng đến thai nhi, tất cả thuốc điều trị ung thư sử dụng cho bệnh nhân đều được các bác sĩ chuyên khoa sản và ung bướu cân nhắc cẩn trọng.
Từ khi chuyển sang khoa Hồi sức cấp cứu, tình trạng của chị Liên ngày càng nặng. Chị khó thở, xuất hiện hạch dày đặc. Hai tháng gần đây, bệnh nhân ജkhông thể nằm thở, phải ngồi suốt ngà🤡y đêm, mệt mỏi đau đớn do ung thư vú đã di căn xương, phổi.
Tối 21/5, sức khỏe chị Liên rất yếu, nguy hiểm tính mạng cả mẹ và con, các bác sĩ quyết định mổ lấy thai. Trước giờ mổ, chị Liên giọng đứt quãng chia s🔴ẻ mong muốn các bác sĩ sẽ bảo vệ được con trai chị chào đời khỏe mạnꦓh. Chị sẽ dành sức lực ít ỏi cuối cùng để mong được gặp con.
"Chỉ cần được nhìn con một lần cũng mãn nꦆguyện rồi. Đỗ Bình An là tên mẹ đặt cho con, mong con một đời bình an", chị Liên cố nói.
Phó giáo sư Trần Danh Cường, Giám đốc Phụ sản Trung ương, người trực tiếp mổ sinh cho chị Liên, chia sẻ khi chào đời, bé khóc rất to. Nghe𒅌 tiếng con, chị Liên rơi nước mắt vì hạnh ph🅰úc. Em bé sức khỏe tốt, do sinh non tháng nên sẽ được điều trị bằng các phương pháp tốt nhất tại Bệnh viện phụ sản Trung ương.
Sau mổ, sản phụ hiện đã tỉnh, tình trạng rất khó tiên lượng do ung thư đã ở giai đoạn muộn, thể trạng yếu. "Bệnh viện phối hợp với các chuyên khoa để tìm ra phương án tối ưu cho bệnh nhân", bác sĩ Nguyễn Tiến Đức, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện K, cඣho biết.
Câu chuyện của chị Liên khiến các bác sĩ nhớ về thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm đã từ chối điều trị un𒁏g thư phổi giai đoạn cuối để sinh con vào tháng 7/2016. Bé Trầಞn Gấu chào đời, chị Trâm hạnh phúc được gặp con lần đầu cũng là lần cuối. Hai tuần sau khi con chào đời, chị Trâm đã qua đời.