Scott Nash (54 tuổi, tiểu bang Maryland) là một nhà hoạt động xã hội đồng thời là người sáng lập một chuỗi cửa hàng thực phẩm hữu cơ nổi tiếng ở Mỹ. Dự án ăn đồ hết hạn đã nảy ra trong đầu anh khoảng 3 năm trước, khi anh vô tình ăn một 💃hộp sữa chua đã hết hạn sử dụng 6 tháng.
"Vì khi mua sản phẩm, tôi không để ý đến ngày sản xuất nên ăn một cách bình thường. Lúc đó, tôi thấy hộp sữa c♒hua này không có vị gì khác lạ, ăn xong tôi cũng không gặp bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe trong nhiều tháng sau", Scott kể.
Điều này đã khiến Scott suy nghĩ lại về ý đồ của các công ty thực phẩm khi ghi hạn sওử dụng trên bao bì và bắt đầu dự án lấy chính mình và gia đình làm "chuột bạch". Trong thời gian này, anh cùng vợ và các con sử dụng đủ loại thực phẩm như bánh bột ngô quá hạn một năm, sữa chua quá hạn 8-9 tháng và các loại thịt được b♒án nhiều tuần...Thế nhưng, không có dấu hiệu gì bất thường xảy đến với sức khỏe của các thành viên.
Sau dự án, Scott kết ✅luận thực phẩm bị ôi thiu, hư hỏng phải vứt bỏ là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, hạn sử dụng trên bao bì không phải là dấu hiệu để khẳng định chúng có còn sử dụng được hay không. Nash cho rằng điều này đã dẫn đến chứng "rối loạn tâm lý tiêu dùng", khiến nhiều người sẵn sàng vứt bỏ những sản phẩm còn dùng tốt chỉ vì đã quá hạn sử dụng của nhà sản xuất đưa ra.
Ngo♓ài ra, Scott còn tin rằng đây chính là chiêu trò để nhà sản xuất buộc người tiêu dùng phải mua sản phẩm mới.
Theo các nhà khoa học, quan niệm vứt đồ hết hạn là quan niệm sai lầm. Hành động này ước tính làm phung phí hơn 8 triệu tấn thức ăn mỗi꧑ năm chỉ riêng ở Mỹ. Thực ra, hạn sử dụng được quy định có 2 loại khác nhau. Cụ thể, đồ tươi sống như cá, thịt, sữa... nên sử dụng trước ngày hết hạn. Còn đồ đóng hộp và sấy khô có thể sử dụng đến sau ngày hết hạn nhưng mùi vị sẽ không còn ngon.
Trọng Nghĩa (Theo Bethesda Magazine)