Theo số liệu của AFP tính đến ngày 1/1, 52 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Âu đã ghi nhận 100.074.753 ca nhiễm nCoV kể từ khi đại dịch khởi phát cuối ꩲnăm 2019, tương đươ🍨ng hơn 1/3 trong tổng số 288.279.803 ca nhiễm trên toàn thế giới.
Chỉ riêng 7 ngày qua, châu Âu đã báo cáo hơn 4,9 triệu ca nhiễm, với 17 trong số 52 quốc gia và vùng lãnh thổ vượt♏ kỷ lục trước đó về số ca nhiễm cao nhất. Tại Pháp, hơn 1 triệu ꦰca nhiễm mới được ghi nhận trong tuần qua, tương đương 10% tổng số ca nCoV tại nước này kể từ đầu đại dịch.
Những nước ghi nhận tỷ lệ nhiễm nCoV trên 100.000 dân cao nhất thế giới hiện nay cũng đều thuộc c🅷hâu Âu, trong đó tồi tệ nhất là Đan Mạch với 2.045 ca, tiếp theo là Cyprus và Ireland với lần lượt 1.969 và 1.964 ca.
Các tính toán của AFP dựa trên số liệu chính thức, trong bối cảnh châu Âu vài tháng gần đây một lần nữa trở thành tâm điểm đại dịch toàn cầu khi đương đầu với làn sóng lây nhiễm Omicron. Biến chủng này được Nam Phi công bố đ🔯ầu tiên vào ngày 24/11, thuộc danh sách biến chủng đáng lo ngại của Tổ chức Y tế Thế giới 𓂃(WHO). Mặc dù còn nhiều thông tin chưa chắc chắn, giới khoa học nhận định Omicron dễ lây lan hơn các biến chủng khác.
Tuy nhiên, số ca tử vong vì Covid-19 tại châu Âu lại đang có xu hướng giảm. Tuần qua, khu vực này ghi nhận trung bình 3.413 tr✅ường hợp tử vong vì Covid-19 mỗi ngày, giảm 7% so với tuần trước. Con số tồi tệ nhất từng được ghi nhận là trung bình 5.735 ca tử vong mỗi ngày hồ🌌i tháng 1/2021.
Người dân châu Âu nhìn chung đang được tiêm chủng Covid-19 nhiều hơn mức trung bình của thế giới. 65% dân số châu Âu đã được tiêm một liều, trong khi ༺61% hoàn thành tiêm chủng. Các tỷ lệ này trên toàn cầu lần lượt là 58% và 49%, theo số liệu của Our Wo𓃲rld in Data.
Ánh Ngọc (Theo AFP)