Những chiếc xương 8 triệu năm của nhiều con cá sấu, bao gồm một hộp sọ đồ sộ, được phát hiện cách đây hơn 10 năm ở di c💃hỉ hóa thạch Alcoota tại miền trung Australia, cách thị trấn Alice Springs ở bang Northern Territory khoảng 200 km. Khu vực này từng là môi trường sống của một quần thể cá sấu🅷 lớn do có nhiều sông và hồ nước ngọt.
Khi các nhà khảo cổ học lần đầu tiên trông thấy bộ s🐎ưu tập, họ lập tức xếp vào họ chi cá sấu đã tuyệt chủng mang tên Baru. Tuy nhiên, họ không nhận ra chúng thuộc về một loài cá sấu Baru hoàn toàn chưa được biết tới. Adam Yates, quản lý Khoa học Trái Đất ở Bảo tàng và gallery Northern Territory, cho biết bài báo khoa học mô tả và đặt tên cho loài mới sẽ được xuất bản vào đầu năm 2022.
Cá sấu hiện đại sốngꦛ ở Australia thuộc chi Crocodylus. Giới nghiên cứu cho rằng chúng đến từ châu Phi trong vòng vài triệu năm qua. Chi Baru thuộc lớp động vật đã tuyệt chủng mang tên Mekosuchinae, có niên đại khoảng 45 triệu năm trước. Điều thú vị ở hóa thạch mới là niên đại của chúng lên tới 8 triệu năm. Loài cá sấu sắp được đặt tên sống cuối Trung T🍬ân, kéo dài từ 12 đến 5 triệu năm trước.
Hộp sọ lớn tìm thấy ở Alcoota là hóa thạch quý giá nhất, ngoài ra còn hàng chục chiếc xương của cá sấu non và trưởng thành. Nhờ giải phẫu so sánh và kỹ thuật phát sinh chủng loại học, nhóm nghiên cứu có thể xếp loài mới vào cây phả 𝕴hệ của cá sấu. Theo Yates, một số đặc điểm nổi bật của loài này là hàm r🦄ăng tương đối lớn và vô cùng chắc khỏe. Chúng cũng có phần mõm dày và dài.
Những chiếc xương to nhất hé lộ con trưởng thành có thể dài 4 - 4,5 m. Nhóm nghiên cứu chưa thể xác định cân nặng chính xác, nhưng chắc chắn loài cá sấu mới nặng hàng trăm kilogram. Yates và cộng sự suy đoán chúng chuyên săn động vật lớn tương đương, bao gồm loài chim không biết bay Dromornis stirtoni. Hóa thạch🐻 của chim D. stirtoni cao 3 m và nặ♔ng 650 kg từng được tìm thấy ở cùng khu vực.
An Khang (Theo Gizmodo)