Những dấu chân cổ đại lưu trên nền đá ở Hàn Quốc nhiều khả năng thuộc về một loài khủng long cổ đại đi bằng hai chân, theo nghiên cứu của các nhà cổ sinh vật học quốc tế công bố trên tạp chí Scientific Reports hôm 11/6. Đây là lần đầu tiên dáng đi này được ghi nhận ở họ cá sấu cổ đại, vốn thường đi bằng 4 chân như cá sấu mõm dài và mõm ngắn hiện đại. Dấu chân được bảo quản nguyên vẹn có chiều dài từ 18 đến 24 cm, chứng tỏ con v🦩ật có chiều dài cơ thể lên tới 3 m.
"Những dấu chân hẹp được tạo ra hoàn toàn bởi chi sau với vết hằn rõ nét từ gót tới ngón chân và dấu d🔥a ở một số chỗ", nhóm nghiên cứu đến từ Hàn Quốc và Mỹ cho biết.
Các dấu chân tương tự ở nhiều khu vực khác tại Hàn Quốc từng được cho là thuộc về thằn lằn có cánh khổng lồ đ꧃i bằng hai chân. Nhưng nhóm nghiên cứu cho rằng đó là dấu chân của loài cá sấu cổ đại mà họ đặt tên là Batrachopus grandis.
B. grandis sống cách đây hơn 100 triệu năm ở đầu kỷ Phấn Trắng, chủ yếu thống trị đất liền thay vì mặt nước như con cháu c🌜ủa chúng ngày nay. Nhiều khả năng loài này chủ yếu đ♋i hai chân nhưng cũng có thể bò bằng 4 chân.
Trước khi kết luận, các nhà nghiên cứu loại trừ giả thuyết chân trước của B. grandis không giẫm xuống đất sâu như chân sau hoặc chúng để lại dấu chân khi bơi. Theo nhà cổ sinh vật học Martin Lockley, giáo sư ở Đại học Colorado, thành viên nhóm nghiên cứu, cá sấu hiện đại đôi khi sử dụng bàn chân sau để lao về phía trước nhưng dấu chân để ൲lại không đều nhau và thường chĩa ra hai bên. Sự thiếu vắng dấu chân trước và vết chân hẹp song song chứng tỏ chỉ ra đây là loài mới đi bằng hai chân sau.
An Khang (Theo CNN)