Nhân sự kiện nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 chê Đàm Vĩnh Hưng chỉ đáng là ca�🦩� sĩ hát lót, tôi x🧜in lạm bàn những vấn đề nhức nhối còn tồn tại của nền giải trí nước nhà.
Đã từ lâu tôi không nghe những ca khúc mới nhạc Việt, không phải vì không yêu nước, mà là nhạc Việt bây giờ quá dở. Đề tài hạn hẹp, không tìm ra được hướng gì mới, chỉ toàn chia tay, phản bội, lừa dối, thất tình… ca từ lủng củng, câu trước đá câu sau, sau kꦑhi nghe xong bài hát chẳng rút ra được điều gì.
Vậy, tại sao tình trạng này lại diễn ra, lỗi do công chúng quá dễ dãi hay nghệ sĩ quá cẩu thả? Nhớ ngày xưa, các ca sĩ, nhạc sĩ họ hát bằng niềm đam mê, không cát xê tiền tỷ, không xe hơi bóng lộn, không tung hô của fan, vậy nhưng họ vẫn âm thầm dâng lời ca, tiếng hát cho đời. Và trong số đó, có những ca khúc tr🔯ở thành bất hủ, nghe đi nghe lại hàng nghìn lần vẫn không chán.
Bởi vì họ không chạy theo số lượng, theo phù phiếm xa hoa như bây giờ. Để thành một nhạc sĩ, ca sĩ, họ phải ngàꦅy đêm khổ luyện, hàng chục năm trời như vậy sẽ kết tinh thành tinh hoa của nghệ thuật. Giọng ca truyền cảm, ca từ khúc chiết.
Nhìn vào giới showbiz Việt thời𒐪 nay, thấy toàn thị phi, nhố nhăng. Nghệ sĩ sống bằng scandal, tới mức cứ mỗi nghệ sĩ sau khi dính scandal lại tăng giá cát xê. Điển hình là một nữ ca sĩ hạng xoàng, sau khi gây sốc với bộ đồ phản cảm, cô lập tức hét g🥃iá cát sê lên 60 triệu/đêm. Số tiền bằng thu nhập cả năm của một công chức bình thường.
Nói như vậy để thấy rằng nghệ sĩ ngày nay quá sung sướng, họ quên mất rằng cônꦍg chúng chính là người nuôi sống, tôn vinh những giá trị ảo của họ. Khi bắt đầu nổi tiếng, họ quay ra coi thường khán giả, mặc kệ dư luận, nghĩ mình đã là siêu sao, tự mình có sức tỏa sáng. Nhưng họ đâu biết rằng khi ánh đèn sân khấu vụt tắt, họ cũng chìm vào bóng tối. Có vẻ sự nổi tiếng quá nhanh đã khiến họ không đủ thời gian để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết.
Tôi nhớ rằng, ngày xưa, để trở thành nghệ sĩ, những người đam mê nghệ thuật ngoài 🃏chất giọng trời phú, còn phải khổ luyện trong nhạc viện hàng chục năm. Ra đời vẫn phải chật vật với miếng cơm manh áo, tối đến hát phòng trà, với họ, nghệ thuật đã ngấm vào xương, vào tủy, niềm hạnh phúc được hát vớiಌ mọi người khiến họ hát hết mình, hát bằng cả tâm hồn.
Nhưng giờ đây𒁃, đọc báo suốt ngày thấy nghi án ca sĩ hát nhép, ca sĩ tự tạo scandal để được công chúng nhắc tới. Rồi ca sĩ đang hát bị giang hồ tới đòi nợ. Thử hỏi, những tì𝓰nh huống như vậy, ai có thể hát hết mình, ai có thể cống hiến cho khán giả?
Đó là chưa kể gần đây, có một người lăm le dấn chân vào showbiz mà không có khả năng nghệ thuật gì, vì vậy cô phải dùng cơ thể, "lộ hàng" để PR cho bản thân. Cô vốn định sẽ đi hát, nhưng khổ nỗi, giọng ca ấy nếu hát trong phòng karaoke, trong lúc mà người nghe say sỉn nhất cũng khó mà chấp nhận, huống chi đòi hát trên sân khấu. Cũng may “ca sĩ” này chưa kịp “cống hiến” cho cꦯông chúng thì đã bị ngăn chặn.
Lò "luyện ca sĩ cấp tốc" lan tràn, tờ rơi phát đầy ngã tư, chỉ cần có ngoại hình, giọng ca không quan trọng, và một số tiền kha khá, đủ để thu âm vài bài post lên mạng. Lập tức, những lò luyện ca sĩ này sẽ phù phép h𒀰ọ thành "siêu sao". Chính vì dễ dàng như vậy, lại kiếm được nhiều tiền nên người người làm ca sĩ, nhà nhà cho con đi làm ca sĩ.
Có "ca sĩ" không có tiền ཧvào các lò luyện như vậy nên đã nghĩ ra cách PR cho bản thâ🌊n cực độc, độc đến nỗi chỉ có ở Việt Nam. Người mà sau này báo chí gọi là "ca sĩ ống cống", hay "ca sĩ cạnh tranh hút hầm cầu".
Nhưng vấn đề là tại sao những ca sĩ bất đắc dĩ này vẫn có đất sống, họ vẫn huênh hoang với đời, vẫn luôn “tự tỏa sáng”?. Lỗi này thuộc về công chúng, thị hiếu âm nhạc của đa phần dân ta quá dễ dãi. Nghe bất cứ loại gì, bất cứ khi nào và bất cứ ai hát. Họ nghe cho vui tai mà không cần để ý nội dung, hoặc có thể họ 🀅để ý nhưng vẫn nhìn thấy cái hay.
Tất nhiên, thị 💙hiếu thẩm mỹ của mỗi người không thể ép buộc, họ có quyền yêu, có quyền ghét, và chính họ là người đang tôn những “ca sĩ” kia lên tận mây xanh. Âm nhạc Việt vẫn có những người đang ngày đêm cống hiến hết mình cho nghệ thuật, tôi đã nhìn thấy những em bé tuổi mầm non bấm đàn chảy máu tay, các em vẫn ngày đêm luyện tập, nhưng họ gần như ở một thế giới khác, ít người biết tới. Chính họ là người đang củng cố lại niềm tin về nghệ thuật nước nhà.
Đời sống nhân dân ta đang ngày càng cải thiện, dân mình nhận thức đã cao hơn, chúng ta hoàn toà♚n có quyền hy vọng nghệ thuật sẽ được nâng tầm, để không còn nghệ sĩ già nào phải tuyệt vọng khi nhìn vào thế hệ con cháu của mình.
>> Xem thêm: Đàm Vĩnh Hưng 'không bằng lòng nghe tiếng⛎ trách chê của đời'
Thạch Lam
Chia sẻ bài viết của bạn về đời sống, giải trí tại đây