Thái Châu nói khi thể hiện ca khúc với phần đệm guitar của nhạc sĩ Vũ Ngọc Toản: "Tôi hạnh phúc khi được nhạc sĩ Lam Phương để ý chất giọng vào thập niên 1970. Anh ấy sáng tác riêng cho tôi các bài: Tình chết theo mùa đông, Tình bơ vơ, Tình như mây khói, Giọt lệ sầu... chắp cánh ch💯o tiếng hát của tôi đến khán thính giả".
Các ca sĩ lần lượt thể hiện các tác phẩm nổi tiếng của cố nhạc sĩ như Đèn khuya (Phương Mỹ Chi), Cỏ úa (Ưng Hoàng Phúc), Xin thời gian qua mau (Giao Linh), Đường về quê hương (Quách Tuấn Du). Nhiều Phật tử trình bày ca khúc Cát bụi phù du do trụ 🌜trì chùa Giác Ngộ - thầy Thích Nhật Từ - sáng tác. Ca sĩ Phi Nhung, Giao Linh xúc động khi nghe những lời hát về người đã khuất. Phi Nhung nói: "Tôi thương nhạc sĩ Lam Phương vì chú hiền lành và gần gũi. Khi biết ông qua đời, tôi chỉ biết khóc thầm tiễn đưa".
Gần 100 Phật tử có mặt tại buổi lễ đọc kinh cầu siêu cho nhạc sĩ Lam Phương trong không khí trang nghiêm, kéo dài hơn một giờ đồng hồ. Ngoài ra, người thân của Lam Phương tại Việt Nam gồm em gái ruột - Lâm Thị Minh Nguyệ🔥t - và cháu ruột - Lâm Minh Sỹ Vũ - có mặt làm lễ phát tang. Ông Sỹ Vũ đại diện gia đình cảm ơn các sư thầy, ca sĩ và Phật tử thực hiện lễ cầu siêu trang trọng dành cho nhạc sĩ Lam Phương.
Trước đó, người dẫn chươ🌳ng trình - sư thầy Quảng Tịnh - đọc điếu văn tưởng nhớ cố nhạc sĩ: "Lam Phương sáng tác và để lại gia tài đồ sộ hơn 200 bài hát với nhiều thể loại, trong đó có 127 ca khúc được phát hành trong và ngoài nước. Ba lần đổ vỡ trong hôn nhân, dù sáng chói trong âm nhạc, cuộc sống của ông là chuỗi dài bất hạnh. Suốt 45 năm hoài hương day dứt, ông chưa một lần trở về Việt Nam để có thể quỳ xuống hôn lên lòng đất mẹ, giao lưu khán thính giả yêu mến dòng nhạc của ông. Mong ước ấy canh cánh trong lòng cho đến lúc ông trút hơi thở cuối cùng".
Lễ nhập quan, viếng và cầu nguyện nhạc sĩ Lam Phương diễn ra ngày 3/1/2021 ở chùa Huệ Quang (Mỹ). Lễ di quan và hỏa táng tꦫổ chức ngày 4/1/2021 tại Melrose Abbey Memorial Park & Mortuary.
Nhạc sĩ Lam Phương qua đời ngày 22/12 sau thời gian chữa tai biến mạch máu nã🦂o. Ông là tác giả âm nhạc tiêu biểu của Sài Gòn giai đoạn 1954 - 1975. Ông sáng tác khoảng 217 ca khúc, trong đó, đa số là tác phẩm bất hủ trong lòng người mộ điệu từ thập niên 1950 đến nay.
Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ra ngày 20/3/1937 ở Kiên Giang, là con đầu trong gia đình năm người con. 10 tuổi, ông lên Sài Gòn học nhạc, may mắn được nhạc sĩ Hoàng Lang và Lê Thương chỉ dẫn. Ông lấy bút danh Lam Phương để làm nhẹ đi hai chữ Lâm và Phùng trong họ tên, với ý nghĩa "hướng về phương trời màu xanh hy vọng". Năm 1975, ông theo gia đình sang Mỹ định cư. Sau khi ly dị với Túy Hồng, ông sang Pháp sinh sống cùng em gái. Đổ vỡ hôn nhân, chuyện buồn tình cảm, thăng trầm trong cuộc sống khiến ông cho ra đời nhiều tình khúc say lòng khán giả như: Tình bơ vơ, Cho em quên tuổi ngọc, Lầm, Buồn, Say, Mơ, Hạnh phúc mang theo, Ngày tạm biệt, Bài tango cho em, Mùa thu yêu đương...
Năm 1995, Lam Phương trở về Mỹ. Từ năm 1996 đến 1998, ông cộng tác với các trung tâm âm nhạc người Việt tại Mỹ, Pháp và lưu diễn ở nhiều nước châu Âu. Năm 2016, ông cùng đoàn nghệ sĩ hải ngoại thực hiện chương trình Tình ca Lam Phương tại Singapore.
Tâm Giao