Một ngày sau khi được chăm sóc tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, sức khỏe mẹ con bé trai chào đời trên chuyến bay từ TP HCM ra Đà Nẵng đã ổn định. Nhiều người biết chuyện đến thăm hỏi. Riêng vợ chồng chị Nguyễn Thị Ngọc Nga (26 tuổi𓄧), khoảnh khắc hạ sinh con ở độ cao 10.000 m vẫn thật kỳ diệu.
Chị Nga cùng chồng là anh Dương Văn Bảo Phúc (quê An Giang), làm công nhân ở TP HCM. Trước ngày dự sinh 3 tuần, anh chị mua vé máy bay về Đà Nẵng chiều 4/3, với dự định sẽ về nhà ngoại ở xã Duy Nghĩa (Duy Xuyê🌄n, Quảng Nam) dưỡng thai ít hôm. Máy bay vừa cất cánh được khoảng 15 phút, chị Nga bất ngờ bị vỡ🐽 nước ối.
Một lát sau, thấy chị đau dữ dội, các tiếp viên vội kêu gọi sự giúp đỡ của các hành khách. 3 ghế liền nhau trên hàng thứ năm được xếp gọn để sản phụ có thể nằm ngả lưng. "Khi vợ tô🌞i chuyển dạ thì một nữ bác sĩ nước ngoài đến giúp đỡ đẻ. Một số tiếp viên hàng không gấp gáp đi lấy dụng cụ y tế. Riêng tôi đứng thần người vì lo lắng, chỉ biết siết chặt bàn tay vợ động viên", anh Phúc kể.
Người chồng thật thà bảo, lúc đó không biết vợ mình có sinh được hay không, vì điều kiện quá thiếu thốn, lượng ôxy trong khoang máy bay trên không trung cũng khác hoàn toàn với dưới mặt đất൲. Từng phút căng thẳng trôi qua, nhiều ánh mắt đổ dồn về phía vợ chồng anh. "Lần thứ hai vợ sinh con, nhưng là lần đầu tiên tôi chứng kiến vợ đau đớn và càng thương cô ấy hơn", anh Phúc chia sẻ.
Bé trai cất tiếng khóc khi sản phụ đã vận hết sức mình, mọi hành khách hòa chung niềm vui, vỗ tay chúc mừng. Do không có dụng cụ tiệt trùng, bé trai cân nặng 2,7 kg vẫn còn nguyên dây rốn được đặt trên bụng mẹ. "Thật không biết diễn🔯 tả cảm xúc của tôi lúc đó thế nào. Vợ tôi sinh con ở độ cao 10.000 m cứ như chuyện cổ tích vậy! Có lẽ đây là ca sinh trên không trung đầu tiên ở Việt Nam. Trước vợ tôi có một ca nhưng là trên đường băng", anh Phúc tự hào nói.
Khoảng 15 phút sau khi sản phụ "mẹ tròn 𓆉con vuông", máy bay đáp xuống Đà Nẵng. Một chiếc xe cứu thương đã túc trực, đưa ngay gia đình anh Phúc vào Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng. Người chồng luống cuống gọi điện báo cho bà ngoại chuẩn bị áo quần sơ sinh cầm đến bệnh viện. "Mẹ vợ hoảng hốt, không tin rằng vợ tôi sinh con nꦆgay trên máy bay", anh nhớ lại.
Hạnh phúc nhìn cậu con trai hết bú rồi lại ngoan ngoãn nằm ngủ, anh Phúc cho biết cháu bú khỏe, chị Nga bình phục nhan🔴h. Nhiều người ghé thăm hỏi anh chị sẽ đặt tên con là gì. Có người còn tư vấn nên đặt một cái tên liên quan đến mây, trời hay của hãng máy bay. Người cha nói rằng đó là những gợi ý hay, vì tên gắn với một kỷ niệm, nhưng đến giờ anh chị vẫn chưa biết nên đặt tên con là gì.
"Điề🎃u tôi lăn tăn nhất là không kịp hỏi tên, địa chỉ của nữ hành khách nước ngoài đã đỡ đẻ cho vợ tôi, dù lúc ở trên máy bay đã nghĩ tới, loay hoay với vợ và con nên quên mất. Mong sao hãng máy bay có thể hỏi giúp vợ chồng tôi và tôi sẽ viết một lá thư cảm ơn bằng tiếng Việt, không biết bà ấy đọc có hiểu hay không, nhưng đó là tấm lòng của gia đình với ân nhân", anh Phúc gửi gắm.
Đại diện Jetstar Pacific cho biết, chị Ngọc Nga là trường hợp đầu tiên sinh nở ở độ cao 10.000 m được phi hành đoàn Jetstar Pacific và bác sĩ người nước ngoài trên chuyến bay hỗ trợ thành công. Trước đó ngày 16/1/2011, chị Nguyễn Thị Lập (quê ở Hà Tĩnh) đã sinh hạ một bé trai khi máy bay Jetstar Pacific lăn bánh trên đường băng Tân Sơ🎃n Nhất để chuẩn bị cất cánh đi Vinh.
Nguyễn Đông