Khi thai phụ nhập viện, bác sĩ phát hiện tử cung mở hết, nước ối lẫn phân su, kèm theo tình trạng dây rốn ﷽quấn cổ hai vòng, khó xác định tim thai. Tiên lượng nguy cấp, Khoa Phụ sản huy động tất cả các bác sĩ, điều dưỡng giỏi, có kinh nghiệm, tập trung hỗ trợ, lên phương án đỡ đẻ lập tức, đảm bảo cao nhất an toàn tính mạng cho mẹ và bé.
Chưa đầy 30 phút sau nhập viện, bé gái nặng 3 kg chào đời. Em bé bị suy thai, tím tái, không thở, không khóc được, cơ thể bị bao phủ bởi lớp màng màu vàng do nước ối lẫn phân su. Kíp bác sĩ kịp thời hồi sức, cho tiếp xúc da kề da sớm nhất để nhận hơi ấm từ cơ thểಞ người mẹ v♑à bú những giọt sữa đầu tiên.
Hiện, sức khỏe hai mẹ con ổn định.
Sản phụ cho biết mang thai lần 2 được 40 tuần. Lần siêu âm gần nhất là ngày 24/9 tại cơ sở y tế huyện,ꦿ bác sĩ thông báo thai thuận, khỏe mạnh. Tuy nhiên khi chị nhập viện Đa khoa Hòa Bình thì p🅰hát hiện thai ngôi ngược, chân thai nhi thập thò âm đạo.
Bác sĩ Đinh Thị Chiên, Phó trưởng khoa Phụ sản༒, cho biết, bình thường khi sinh, phần đầu của bé sẽ ra trước. Nếu phần chân, gối ra trước được gọi là ngôi ngược. Ngôi thai ngược không phải là trường hợp đặc biệt, tuy nhiên được coi là một dạng bất thường của thai nhi, tỷ lệ rất c🍌ao ở các ca đẻ non. Mang thai ngôi ngược ảnh hưởng đến quá trình sinh nở, thậm chí phải áp dụng biện pháp sinh mổ.
"Sau ca đỡ đẻ, ngắm nhìn đứa trẻ đang say sưa bên mẹ hưởng những ấm áp đầu tiên khi chào đời là những phút giây 𒆙thật sự hạnh phúc của chúng tôi", bác sĩ nói.
Qua trường hợp bệnh nhân, bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ cần hết sức thận trọng khi mang thai, đặc biệt chú ý giữ sức khỏe 3 tháng cuối tไhai kỳ. Kiểm tra thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ nhằm phát hiện những nguy cơ khó của thai kỳ để chọn tuyến và lựa chọn phương pháp sinh an toàn nhất.
Nguyễn Tuyết