Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, Thạch Thất là địa phương ghi nhận nhiều ca nhất (483), sau đó là Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Thanh Trì, khoảng 200 ca mỗi nơi, vớ🦂i 110 ổ dịch. Chỉ số muỗi, bọ gậy ở꧟ ngưỡng cao tại các quận huyện Thạch Thất, Bắc Từ Liêm, Đan Phượng, Phú Xuyên, Thường Tín, Hà Đông, Tây Hồ.
Tổng cộng từ đầu năm đến nay, thành phố phát hiện gần 2.800 ca sốt xuất huyết, tăng 4,7 lần so với cùng kỳ 20𝓀22, chưa ghi nhận trường hợp tử vong.
Số ca mắc tiếp tục tăng dẫn đến số ca nhập viện tăng. Từ tháng 7 đến nay, mỗi ngày phòng khám Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E, tiếp nhận khoảng 20 bệnh nhân sốt xuất huyết, đa số là phụ nữ mang thai, người cao tuổi và người có nhiều bệnh lý nền. Họ nhập viện trong tình trạng nặng, ho ra máu, xuất huyết âm đạo, đi ngoài ph♔ân đen🐼, men gan tăng cao, tràn dịch màng phổi, tụt huyết áp.
Sốt xuất huyết cũng tấn công nhiều trẻ em. Tru💧ng tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, điều trị 120 trẻ sốt xuất huyết, từ đầu năm đến nay, tăng gấp đôi so cùng kỳ. Trong đó, hơn 50 trường hợp nặng, nhiều trẻ tái mắc bệnh.
Có 4 type virus gây bệnh sốt xuất huyết Dengue, tương ứng với 4 type huyết thanh, là D1, D2, D3 và D4. CDC lấy 20 mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân trong thꦛáng 7, xét nghiệm cho thấy 12 mẫu dương༒ tính với chủng D1 và 4 mẫu dương tính D2.
Đến nay, c𒐪hưa có tài liệu nào cho biết trong 4 type, loại nào gây bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, người mắc chủng nào chỉ miễn dịch với chủng đó và có thể nhiễm chủng khác. Như vậy, mỗi người có thể sẽ bị sốt xuất huyết 4 lần trong đời. Một số trường hợp, mắc bệnh lần thứ hai dễ trở nặng hơn lần đầu.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết bệnh khởi phát khá đột ngột và d🗹iễn biến qua 3 giai đoạn: sốt, nguy hiểm và phục hồi. Sau giai đoạn sốt, bệnh nhân tiến vào giai đoạn nguy hiểm, thường khoảng ngày thứ 3-7 sau khi mắc bệnh.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào mùa mưa. Thời tiết ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để muỗi phát triển và truyền bệnh. Các chuyên gia dự báo số ca bệnh tại Hà Nội tiếp tục tăng, theo quy luật từ tháng 6 đến tháng 11, khuyến cáo người dân có các biệnܫ pháp bảo vệ bản thân và gia đình.
Sốt xuất huyết diễn biến khoảng hơn một tuần. Ban đầu, bệnh nhân sốt cao liê🎀n tục trong vòng 6 ngày, kèm đau mỏi người và cơ. Từ ngày 3 đến 7, tiểu cầu🐻 giảm dần, máu cô đặc, bệnh nhân có thể bị chảy máu niêm mạc, nội tạng, rối loạn đông máu, có thể sốc sốt xuất huyết.
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết, chủ yếu là trị triệu chứng và theo dõi dấu hiệu cảnh báo. Bệnh nhân cần nhập viện khi có 🍸một trong số các dấu hiệu: Xuất huyết niêm mạc, ví dụ răng, mũi, tiêu hóa; đau bụng vùng gan; nôn nhiều; xét nghiệm tiểu cầu giảm nhanh và máu cô đặc; nước tiểu ít, giảm nhiều; tràn dịch đa màng ví dụ phổi, bụng... Khi sốt cao, thuốc hạ sốt không c𝔍ó tác dụng, hoặc ho, đau mỏi cơ thể, cũng nên đến bệnh viện khám.
Ngoài ra, cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, diệt muỗi, ngủ màn, không tự ýꦬ mua thuốc và điều trị tại nhà.
Lê Nga