Covid-19 diễn biến phức tạp trên cả nước. Bốn bệnh viện của Đà Nẵng phải đóng cửa, hơn 10 nhân viên y tế mắc bệnh, 13 bệnh nhân꧟ tử vong. Số ca nhiễm tăng cao nhanh chóng và ngày càng lan đến nhiều tỉnh thành, đều liên quan Đà Nẵng và chủ yếu là từ các bệnh viện Đà Nẵng.
Rút kinh nghiệm từ Đà Nẵng, các bệnh viện tại Hà Nội siết chặt người đến khám, áp dụng biện pháp bảo vệ an toàn. "Chỉ cần một bệnh nhân nhiễm nCoV, không được ki🌜ểm soát là bệnh viện nguy cơ phải đóng cửa", Cục trưởng Quản lý Khám Chữa bệnh, Bộ Yꦍ tế, Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh hôm 9/8.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, b♌ác sĩ Nguyễn Việt Hùng, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, cho biết: "Mục tiêu hàng đầu bệnh viện là không để xảy ra lây nhiễm chéo giữa nhân viên y tế, người bệnh, người chăm sóc và các đơn vị thực hiện dịch vụ". Bệnh viện đặt ra mục tiêu kiểm soát ﷽ngay từ cổng bệnh viện, chỉ những người mang khẩu trang mới được vào. Mọi lối vào các tòa nhà, khoa phòng đều được đo nhiệt độ, người bệnh phải đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn để đảm bảo an toàn.
Bệnh viện chủ động tiếp đón, phân luồng với bệnh nhân cấp cứu và bệnh nhân không cấp cứu để sàng lọc, phát hiện sớm ca bệnh. Bắt buộc cách ly ngay với những bệnh nhân nghi ngờ. Đảm bảo thông khí thông thoáng toàn viện, ✃nhất là khu vực tiếp nhận, cách ly; đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh phát tá🐈n virus.
Bệnh viện cũng phân loại khu vực làm việc của nhân viên y tế để trang bị trang phục bảo hộ phù hợp. Nhân viên tại nơi tiếp đón ban đầu mang khẩu trang giấy. Nhân viên khám sàng lọc bệnh nhân nhiễm/nghi ngờ nhiễm nCoV mang áo choàng giấy, khẩu trang giấy và găng tay. Nhân viên vận chuyển bệnh nhân nhiễm/nghi ngờ nhiễm nCoV thì mang áo choàng giấy, găng khám, khẩu trang giấy. Nhân viên khi vào buồng cách ly b𓄧ệnh nhân phải trang bị bảo hộ tiêu chuẩn gồm mũ, kính bảo hộ, khẩu trang y tế hoặc N95, quần áo phòng chống dịch, bốt, găng khám.
Hiện, Bệnh viện Bạch Mai chuẩn bị 1,5 triệu khẩu trang y tế, 100.000 khẩu trang vải, 100.000 bộ phương tiện chống dịch, 150.000 💝lít dung♍ dịch rửa tay.
Bác sĩ Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid 19 của bệnh viện, yêu cầu người bệnh và người nhà chủ động khai báo online trước khi đến viện. Bệnh viện đã tự xây dựng và hướng dẫn người bệnh khai báo y tế online qua𓆏 đị𓂃a chỉ .
"Việc khai báo y tế online không chỉ dà♉nh cho người bệnh và người nhà, khách đến khám việc mà 100% cán bộ y tế cũng phải thực hiện nghiêm túc, ai chưa khai báo y tế thì không được vào bệnh viện." bác sĩ Quảng nhấn mạnh.
Với những người bệnh c🍷hưa khai y tế online, bệnh viện cũng bố trí các bàn khai báo y tế ngay tại khu vực nhà để xe, sảnh các tòa nh✤à, đảm bảo khoảng cách giữa các bàn.
Bệnh viện K lập các chốt sàng lọc tất cả cơ sở, trực 24/24h, kiểm tra thân nhiệt và thông tin y tế, sàng lọc 100% người ra, vào bệnh viện, k♌ể cả cán bộ y tế. Cán bộ y tế "đi từng tầng, gõ từng phòng điều trị, rà từng người ra vào bệnh viện". Những người đã được sàng lọc sẽ được đóng dấu vào tay ở vị trí dễ༺ nhận thấy giúp cán bộ nhân viên y tế và bảo vệ có thể kiểm tra, theo dõi.
Người bệnh cũng được bố trí suất ăn từ thiện tại căng tin hoặc suất ăn dinh dưỡng phục vụ tại buồng bệnh, giảm nguy𒆙 cơ lây nhiễm khi di chuyển ra ngoài để mua đồ và đảm bảo vệ sinh.
Bệnh viện còn bố trí hai phòng khám, hai phòng cách ly riêng trên 4 containe😼r và khu vực dã chiến, sẵn sàng ứng phó dịch bệnh.
Một số bệnh viện khác vẫn tiếpꦗ tục sẵn sàng ứng phó trước nguy cơ dịch bệnh lây lan. Cụ thể, Bệnh viện đ🐟a khoa Đức Giang chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện xét nghiệm nCoV cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố. Bệnh viện này ngay từ đầu dịch đã được lãnh đạo Hà Nội giao nhiệm vụ tiếp nhận phụ nữ mang thai nghi ngờ nhiễm nCoV.
Bệnh viện Bắc Thăng Long chạy thận nhân tạo cho người nghi ngờ mắc Covid-🍌19 đang cách ly tại các cơ sở y tế, các khu cách ly tập trung.
Các bệnh viện Đống 🅰Đa, Thanh Nhàn, Hà Đông sẵn sàng tiếp nhận, chẩn đoán, sàng lọc và điều trị bệnh nhân nghi ngờ, 🦋thực hiện các biện pháp phòng chống Covid-19 trong tình hình mới...
Bệnh viện Phổi Hà Nội tích hợp việc chữa bệnh và khai báo y tế điện tử cho người dân đến khám. Những trường hꦓợp nghi mắc Covid-19 có triệu chứng và yếu tố dịch tễ rõ ràng sẽ được chuyển tới phòng khám cách ly và xử lý.
Bác sĩ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, nhấn mạnh: "Khi chưa thể tìm ra nguồn lây, bệnh viện chính là nơi dễ phát sinh các ca nhiễm. Do đó, các cơ sở y tế nên cảnh giác, phân luồng bệnh nhân cẩn thận và siết chặt quy trình khám chữa bệnh, phònꦜg nguy cơ lây nhiễm chéo".
Các bệnh viện khác như Lão khoa, Bưu điện, thận, Ung bướu Hà Nội vẫn tập trung phòng dịch chống lây nhiễm chéo theo yêu cầu của Bộ Y tế. Bệnh viện chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm virus như thành lập khu cách ly, bố trí dung dịch sát khuẩn tay, đo thân nhiệt tại cửa ra vào bệnh viện. Tăng cường tần suất vệ sinh khử khuẩn các khu vực công cộng trong toàn bệnh viện, kể cả các vị trꩲí lau tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, thang máy, vòi xịt labo, ghế ngồi...
Bệnh vi🔯ện yêu cầu mỗi người bệnh đi cùng một n🌊gười nhà, không vào thăm tại viện để các khoa, phòng điều trị hạn chế được số người di chuyển và kiểm soát chặt chẽ hơn trong công tác sàng lọc.
Hà Nội đang tăng tốc xét nghiệm lại RT-PCR cho những người trở về từ Đà Nẵng. Thành phố đã đưa tất cả nhân viên của các꧙ viện có năng lực tập trung một đầu mối tại CDC thành phố để xét nghiệm từ ngày 8/8. Trước mắt, thành phố ưu tiên lấy mẫu tại 9 quận gồm: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa.
Từ ngày 23/7 đến nay ghi nhཧận 397 ca nhiễm, trong đó 42 ca nhập cảnh cách ly ngay, 355 ca lây nhiễm cộng đồng tại 15 tỉnh, thành phố, đều có yếu tố dịch tễ liên quan tới ổ dịch tại Đà Nẵng. Các tỉnh thành vẫn đang tăng tốc xét nghiệm, truy 🍸vết những người có yếu tố dịch tễ liên quan Đà Nẵng và những trường hợp có biểu hiện bệnh.
Thùy An