Chiến dịch chống khủng bố sau 11/9/2001
Ngày 11/9/2001, một nhóm không tặc đã giành quyền kiểm soát bốn chiếc máy bay của Mỹ. Hai phi cơ lao thẳng vào Tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York. Chiếc thứ ba đâm vào Lầu Năm Góc ở Washington và chiếc cuối cùng rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville, Pennsylvania. Vụ khủng bố đã khiến 🍌gần 3.000 người thiệt mạng. Vào năm 2004, thủ lĩnh tổ chức Hồi giáo Al Qaeda vào thời điểm đó, Osama bin Laden đã đứng ra nhận trách nhiệm về vụ việc.
Sau vụ tấn côn꧒g, Mỹ đã phát động cuộc chiến chống khủng bố. Lực lượng do Mỹ dẫn đầu vào tháng 10/2001 bắt đầu các cuộc không kích vào Afghanistan, nhằm l༒ật đổ Taliban, tổ chức hỗ trợ cho al-Qaeda.
Không kích trùm khủng bố Al-Qaeꦿda tại Iraq năm🐻 2006
Trùm khủng bố người Jordan Abu Musab al-Zarqawi, được Mỹ cho rằng từng đứng đầu một trại huấn luyện khủng bố ở Afghanistan, đã sáng lập chi nhánh Al Qaeda ở Iraq, tiền thân của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS). Hắn từng kích động một cuộc nổi dậy của người Hồi giáo Sunni chống lại lực lượng do Mỹ chỉ huy ở Iraq. Vào tháng 2/2006, nhóm của hắn 🤡đánh bom nhà thờ Hồi giáo Askari ở Samarra, một trong những đền thờ quan trọng nhất đối với người Hồi giáo Shiite. Đây được cho là kế hoạch của al-Zarqawi nhằm châm ngòi một cuộc xung đột sắc tộc trong khu vực. Hàng nghìn người Sunni đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công trả đũa.
Was൲hington khẳng định al-Zarqawi là người đã chặt đầu con tin người Mỹ Nick Berg, đoạn băng ghi cảnh hành quyết man 🌱rợ được đăng trên một website Arab.
Mỹ đã tiến hành cuộc không kích tiêu diệt al-Zarqawi vào ngày 6/6/2006, khi người này và các cộng sự đang họp tại nơi trú ẩn gần thành phố Baquba, Iraq, cách Baghdad 50 km về phía bắc. Theo biên tập viên Tim Lister của CNN, cái chế🤡t📖 của al-Zarqawi và các cuộc nổi dậy của bộ tộc người Sunni chống lại Al-Qaeda, do cách đối xử tàn bạo của nhóm với dân thường, đã làm suy giảm sức mạnh của tổ chức cực đoan này trong một thời gian.
Tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden năm 2011
Nhiều năm sau vụ khủng bố 11/9, các quan chức tình báo Mỹ đã tìm thấy ngôi nhà của kẻ đưa tin thân cận của bin Laden ở Abbottabad, Pakistan. Tòa nhà lớn hơn những nhà khác trong khu vực, được bao quanh bởi những bức tường cao đến hơn 5 m, bảo vệ bằng dây thép gai. Trong nhà không có dây điện thoại và cáp Internet, người sống trong nhà tự tiêu hủy rác, sân thượng ở tầng thứ ba có một bức tường chắn cao hơn 2 m. Theo báo giới đưa tin, tòa nhà có giá 1 triệu USD khi được xây dựng vào năm 2006, và rõ ràng, kẻ đưa tin và anh trai của hắn không có đủ điều kiện để🍒 sở hữu nó.
Vào tháng 9/2010, Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) báo cáo cho Tổng thống Obama rằng bin Laden có thể đang trú ẩn tại tòa nhà n🥂ày, trên cơ sở đánh giá về kích thước, giá cả và tình hình an ninh cẩn mật của tòa nhà.
Sau khi tổ chức 5 cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia, ông Obama tháng 4/2011 ra lệnh tấn công vào tòa nhà. Sáng ngày 2/5/2011, hơn 20 lính của của đội biệt kích Hải quân SEAL số 6 bay đến Pakistan bằng hai máy bay trực thăng Black Hawk và đột kích vào tòa nhà. Họ tiêu diệt bin Laden, kết thúc cuộc truy lùng mục tiêu số 1 của Mỹ đã 💃kéo dài nhiều năm. Vài giờ sau đó, ông Obama gọi đây là "thành tựu đáng kể nhất cho đến nay trong nỗ lực đánh bại Al-Qaeda" của Mỹ, trong bài phát biểu trên truyền hình.
Tiêu diệt chỉ huy Al-Qaeda 𓆉ở bán đảo Arab năm 2011
Anwar al-Awlaki là một chức sắc Hồi giáo sinh ra ở Mỹ, từng hoạt động tại California và Virginia, sau đó chuyển🦩 đến Yemen. Chính phủ Mỹ cho biết hắn là một nhân vật có ảnh hưởng trong Al-Qaeda ở bán đảo Arab và cáo buộc hắn đã chỉ đạo âm mưu đánh bom chiếc máy bay dân dụng đến Detroit của Mỹ vào Giáng sinh năm 2009, cũng như lên kế hoạch cho các cuộc tấn công khác vào Mỹ.
Ba trong số 19 tên không tặc tham gia vào vụ tấn công 11/9/2001 từng tham gia vào các buổi giảng đạo của al-Awlaki. Hai trong số này còn thường xuyên gặp al-Awlaki tại thành phố San Diego, bang California. Các nhà điều tr🅷a cho rằng tên chỉ huy Al-Qaeda này có thể đã biết về vụ tấn công 11/9 trước khi nó xảy ra.
Tháng 9/2011, một chiếc máy bay không người lái của CIA đã giết chết al-Awla🔯ki tại gần thị trấn Khashef, Yemen.
Truy lùng kẻ chủ mưu tấn cô🦂ng lãnh sự quán Mỹ tại Libya
Tối ngày 11/9/2012, một đoàn người biểu tình có vũ khí và súng phóng lựu tấn công và đốt cháy lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, Libya, khiến Đại sứ Mỹ Chris Stevens và chuyên gia công ng🥃hệ thông tin của Bộ Ngoại giao, Sean Smith thiệt mạng. Vài giờ sau đó, sáng ngày 12/9, đoàn người tấn công một cơ quan khác của Mỹ ở gần đó, giết chết hai nhân viên an ninh Mỹ, Tyrone Woods và Glen Doherty. Chí🍒nh quyền ông Obama ban đầu cho biết nguyên nhân của vụ việc là do người biểu tình phẫn nộ trước bộ phim nhạo báng Hồi giáo của một nhà làm phim nghiệp dư Mỹ. Tuy nhiên, Washington sau đó tuyên bố đó là một vụ khủng bố được lên kế hoạch từ trước.
Lính biệt kích Mỹ và nhân viên FBI hồi tháng 6/2014 bắt giữ nghi can Ahmed Abu Khatallah, ở miền đông Libya. Giới chức Mỹ cho rằng Khata𝕴llah là thành viên cấp cao của Ansar al Sharia, các thành viên của tổ chức này đã tham gia vào vụ tấn công Benghazi. Abu Khatallah bị đưa đến Mỹ, nhưng hắn không chịu nhận tội danh hỗ trợ vật chất cho khủ༒ng bố.
Vũ Thảo (theo CNN)